Báo cáo này nhận định sự hiện diện của IS và Al-Qaeda là mối đe dọa cho Đông Nam Á, Trung và Nam Á, châu Âu, Đông Phi, Bắc Phi và bán đảo Arab.
Tại Bắc Phi, hiện Lybia được cho rằng có khoảng 3.000 - 4.000 binh lính của IS và quốc gia này cũng đang chứng kiến sự hồi sinh của lực lượng Al-Qaeda. Ở Ai Cập hiện có khoảng 1.000 tay súng khủng bố IS.
|
Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, IS hiện vẫn còn khoảng 30.000 quân ở Iraq và Syria. Ảnh: AP |
Báo cáo này không đưa ra các số liệu về Tây Phi nhưng cho biết rằng khu vực này đang có sự hiện diện của cả IS và lực lượng Al-Qaeda. Tương tự, ở Đông Phi cũng có sự hiện diện của hai nhóm khủng bố này nhưng nếu như nhánh nhỏ Al-Shabab của Al- Qaeda đang chiếm ưu thế thì Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS gần như không có quyền lực gì.
Lực lượng Al - Qaeda cũng đang chiếm ưu thế trên bán đảo Arab mà trung tâm thành trì của chúng là ở Yemen. Nhánh nhỏ AQAP của Al-Qaeda giống như Saudi Arabia và Mỹ đang chiến đấu chống lại lực lượng Houthi tại Yemen ở phía bắc với một lực lượng gồm 6.000 - 7.000 quân trong khi IS chỉ có vài trăm tay súng tại đây.
Vùng Trung và Nam Á gồm có Pakistan và Afghanistan cũng nhận thấy mối đe dọa từ một Al-Qaeda đang "mạnh hơn về tinh thần". Báo cáo này cũng khẳng định các cuộc tấn công ở Indonesia là do một nhóm khủng bố có liên quan đến IS thực hiện đồng thời cho biết thêm bất chấp cuộc chiến của Tổng thống Rodrigo Duterte chống lại phiến quân IS tại Philippines, lực lượng IS tại quốc gia này vẫn "giàu có về tiền bạc" và "ngày càng phát triển".
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng chỉ rõ các cuộc tấn công của các nhóm khủng bố tại châu Âu năm 2018 đã giảm hơn so với năm 2017.
Theo AP, con số 30.000 tay súng IS tại Iraq và Syria được "phân bố khá đồng đều". Tuy nhiên, báo cáo này không đề cập đến sự hiện diện của các nhánh nhỏ của Al-Qaeda tại Syria - lực lượng chiến đấu chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al - Assad trong nhiều năm qua.