'Làng vách đá' ở Trung Quốc làm giàu nhờ lên mạng kể khổ

Google News

Chia sẻ hình ảnh về cuộc sống khó khăn trên mạng xã hội, nhiều thanh niên ở làng Atule'er (Tứ Xuyên, Trung Quốc) trở nên nổi tiếng, có mức thu nhập khá.

Vào tháng 10/2021, clip chia sẻ hoàn cảnh của Jike'erbu, cậu bé người dân tộc thiểu số ở Lương Sơn (tỉnh Tứ Xuyên) thu hút sự quan tâm. Em kể mình mồ côi, chạy việc vặt cho hàng xóm để có tiền nuôi 2 em.

Tuy nhiên sau khi điều tra, chính quyền địa phương phát hiện một người đàn ông họ Lu đã hóa trang cho Jike'erbu, thuê cậu bé nói theo kịch bản dựng sẵn, đổi lại sẽ tặng giày, quần áo và đồ dùng học tập, theo Sixth Tone.

Ở Lương Sơn, những đoạn phim kể khổ tương tự không phải là hiếm. Nhiều người dân tộc thiểu số dựa vào việc phát sóng cảnh nghèo đói để thu hút nhiều lượt xem trên các nền tảng video hoặc livestream.

Mùa hè năm 2021, nhà nhân chủng học Ji Guangxu dẫn nhóm sinh viên Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông tới 5 vùng từng là khu vực nghèo khó ở Lương Sơn. Tại đây, đoàn đến thăm 21 nhà sáng tạo nội dung để tìm hiểu cuộc sống nông thôn dưới sự ảnh hưởng của phương tiện kỹ thuật số.

'Lang vach da' o Trung Quoc lam giau nho len mang ke kho

Đường lên làng Atule'er khó khăn với hàng nghìn bậc thang cheo leo.

Làng vách đá

Mose Labo thường leo thật nhanh lên 2.556 bậc của chiếc thang bằng thép, cao khoảng 800 m nép bên vách núi. Đây là lối dẫn lên làng Atule'er, còn gọi là làng vách đá, ở huyện Zhaojue, Lương Sơn.

Nhờ những hình ảnh được chia sẻ vào năm 2016, ngôi làng trở nên nổi tiếng, những dây thang ọp ẹp làm từ dây leo, cành cây cũng được thay bằng vật liệu chắc chắc hơn, mạng 4G được kéo về làng.

Năm 2020, người dân làng Atule'er đã di dời đến khu vực tái định cư sinh sống nhưng một số người, như Mose Labo, vẫn tiếp tục gắn bó với các vách đá vì công việc liên quan đến du lịch.

'Lang vach da' o Trung Quoc lam giau nho len mang ke kho-Hinh-2

Nhiều dân làng quay video về cuộc sống ở làng và đăng trên mạng xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vào năm 2018, Mose Labo xem được một đoạn video trên điện thoại của khách du lịch và rất ngạc nhiên bởi nó “thú vị và hấp dẫn”. Vị khách gợi ý anh cũng nên quay những video của riêng mình và tận dụng sự nổi tiếng đang bùng nổ của ngôi làng vách đá.

Sau khi đăng ký tài khoản Douyin, anh nhanh chóng trở thành người nổi tiếng trên Internet đầu tiên của ngôi làng. Clip anh quay chủ yếu về chiếc cầu thang dẫn lên làng. Bên cạnh đó, anh còn bán hàng trên livestream, kiếm được 20.000 nhân dân tệ mỗi tháng và thậm chí được mời tham gia nhiều chương trình truyền hình.

Thành công của Labo đã truyền cảm hứng cho một số thanh niên trong làng làm video. Họ mua điện thoại di động, sạc dự phòng, giá đỡ điện thoại và đăng ký tài khoản trên nhiều ứng dụng. Phần lớn bắt đầu sự nghiệp với vẻ rụt rè: "Xin chào mọi người, chào mừng đến với buổi phát trực tiếp của tôi”.

Lên sóng

So với nam giới, phụ nữ ở làng Atule'er mạnh dạn hơn trong việc phát trực tiếp. Phần lớn thích sử dụng các bộ lọc làm đẹp trên ứng dụng để chỉnh sáng làn da sẫm màu do tiếp xúc nắng gắt lâu ngày trên núi cao.

Thay vì quay video, chỉnh sửa rồi đăng, nhiều phụ nữ trẻ trong làng thích phát trực tiếp. Họ thường ăn mặc cẩu thả có chủ ý với phông nền là một ngôi nhà đổ nát hoặc cánh đồng, đôi khi có cả sự xuất hiện của gia súc.

'Lang vach da' o Trung Quoc lam giau nho len mang ke kho-Hinh-3

Axi có thu nhập khá từ việc livestream, bán hàng trên mạng.

Trong một buổi livestream, một số người ngồi xổm xuống, dùng tay đào khoai lang, phủi vài lần cho bớt đất rồi ăn liền. Một số khác nấu mì gói rồi cho những đứa em ăn trong cái chậu bẩn thỉu.

Khi xem những hình ảnh đó, nhiều người ở thành thị nhận ra bản thân sung túc như thế nào. Bằng cách này, các nhà sáng tạo nội dung thành công thu hút nhiều lượt xem, kiếm được nhiều tiền hơn.

Axi (19 tuổi), đến từ một ngôi làng hẻo lánh khác ở huyện Zhaojue, cũng nổi tiếng trên mạng. Sinh ra trong gia đình nghèo khó, vì vóc dáng thấp bé, Axi khó được nhận khi theo một số người dân trong làng sang các địa phương khác kiếm việc.

Năm 2020, không muốn tiếp tục lang bạt, Axi bắt đầu làm người sáng tạo nội dung trên mạng. Các buổi livestream của cô bắt đầu vào 8h hàng ngày, thường ở sườn đồi bên ngoài ngôi nhà cũ của bà cô. Axi giao lưu với người xem đồng thời bán các đặc sản địa phương. Hiện, cô có 2,96 triệu người theo dõi.

'Lang vach da' o Trung Quoc lam giau nho len mang ke kho-Hinh-4

Ngôi nhà nơi gia đình Axi nuôi nhốt gia súc và cất nông sản.

Axi khẳng định không cố gắng tạo ra hình ảnh nghèo đói hay bịa ra câu chuyện bi thảm nào để lôi kéo sự cảm thông. Cô cho nhóm của Ji xem những vết phồng rộp trên tay do thu hoạch kiều mạch. Đó là cuộc sống hàng ngày của cô gái 19 tuổi.

“Tôi đã kiếm được rất nhiều tiền từ việc bán hàng trực tuyến trong năm 2021, đặc biệt là hạt tiêu Tứ Xuyên", Axi kể. Với mỗi túi 100 gram bán trên Douyin, Axi kiếm được 0,5 nhân dân tệ. Tuy nhiên, theo một hệ thống định giá khó hiểu nào đó, cô gái kiếm được 8 nhân dân tệ cho nửa kg.

Mỗi buổi livestream kéo dài từ 4 đến 5 tiếng, thu hút tới 30.000 người xem. Lúc thuận lợi, Axi bán khoảng 2.000 đơn hàng hạt tiêu mỗi ngày, thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 30.000-40.000 nhân dân tệ.

Là con cả trong nhà, Axi sử dụng số tiền vất vả kiếm được để cải thiện cuộc sống của gia đình. Cô đã mua cho bố mẹ 100 con cừu và 10 con bò. Hiện, gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào Axi, cô cũng đưa cho mẹ tất cả số tiền kiếm được.

Hình ảnh mới

Kể từ khi dân làng Atule'er chuyển tới khu tái định cư vào năm 2020, các nhân viên xã hội trong cộng đồng đã khuyến khích người dân ký “cam kết” duy trì các thói quen sống tốt hơn, bao gồm cả việc tắm rửa mỗi tuần một lần và cắt móng tay mỗi tháng một lần.

Những cư dân hoàn thành các nhiệm vụ này sẽ được tích điểm để đổi lấy quà như bột giặt và nước rửa tay.

'Lang vach da' o Trung Quoc lam giau nho len mang ke kho-Hinh-5

Muguo quảng cáo quả óc chó trong một buổi phát trực tiếp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chính quyền Lương Sơn cũng hy vọng có thể chứng minh kết quả xóa đói giảm nghèo thông qua đào tạo trên mạng xã hội.

Vào năm 2019, để nâng cao kỹ năng của các công chức, trung tâm truyền thông địa phương và người sáng tạo nội dung, chính quyền Lương Sơn đã mời các chuyên gia từ Toutiao và Tencent tổ chức các cuộc hội thảo đào tạo.

Bên cạnh đó, những người sáng tạo nội dung trẻ cũng đang góp phần xây dựng hình ảnh mới cho khu vực, ví dụ như Muguo.

Năm 2020, Muguo chuyển đến cộng đồng tái định cư. Vì căn nhà mới có diện tích nhỏ và cha mẹ đã già, khó làm quen với cuộc sống ở thị trấn, Muguo thuê một ngôi nhà thứ hai cho họ ở một ngôi làng gần đó.

Muguo và vợ đầu tư 150.000 nhân dân tệ mở một cửa hàng nhỏ, trong đó 50.000 nhân dân tệ vay ngân hàng, 25.000 nhân dân tệ vay bạn bè, còn lại là tiền tiết kiệm. Quán mở từ 8h đến 22h30, doanh thu không tệ.

Muguo cũng bắt đầu livestream từ năm 2019. Hoạt động này không chỉ giúp anh có nhiều kinh nghiệm quý báu mà còn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều người.

Ví dụ, một phụ nữ ở Bắc Kinh từng tặng anh một chiếc tủ lạnh, một người đàn ông ở Chiết Giang cũng thường xuyên gửi cho anh quà. Giao tiếp với mọi người trên Internet cũng giúp Muguo học thêm được nhiều chữ.

Trong hai năm qua, Muguo đã bán sản phẩm trên Douyin, Toutiao và Xigua Video, kiếm thêm 20.000-30.000 nhân dân tệ mỗi năm.

Thay vì thể hiện vẻ nghèo đói, Muguo tích cực hợp tác với chính quyền. Trong một sự kiện, anh đến một địa phương khác hỗ trợ văn phòng thương mại nơi này xúc tiến việc bán hàng hóa trực tuyến, đem lại hình ảnh tích cực.

Theo Mai An/Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)