Kinh ngạc trường học không so sánh điểm, học sinh ra vào thoải mái

Google News

Trường học liên cấp Hellerup Skole nằm ở thủ đô Copenhagen được thiết kế theo không gian "mở".

Các phòng học không được ngăn cách riêng biệt trong bốn bức tường mà được mở thông nhau, dễ dàng cho học sinh di chuyển từ lớp này sang lớp khác.
Cũng như những trường Fokleskole khác trong toàn quốc, cách tổ chức các hoạt động giáo dục ở đây đều thấm nhuần tinh thần cởi mở, hướng tới mục tiêu tạo nên những con người hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong một xã hội tự do và dân chủ.
Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai
Trong giờ học của học sinh lớp 1. 
Hellerup Skole là một trong những trường thuộc hệ thống Folkeskole (tiểu học và THCS) của Đan Mạch.
Theo đạo luật Folkeskole, chương trình giáo dục của nước này gồm: 1 năm "vỡ lòng" + 9 năm giáo dục phổ cập (tiểu học và THCS) + 1 năm lớp 10 tùy chọn.
Các năm học này đều được miễn phí và bình đẳng cho mọi trẻ em. Sau đó, học sinh sẽ theo tiếp bậc THPT với 2 hướng: THPT để vào đại học và trung học nghề, trường kỹ thuật để tham gia thị trường lao động.
Học sinh có thể theo học ở trường công lập, trong trường tư thục hoặc tại nhà, miễn là đáp ứng được các tiêu chuẩn giáo dục.
Mục tiêu của giáo dục phổ cập
Folkeskole được thành lập vào năm 1814 - thời điểm mọi trẻ em đều được quyền học 7 năm. Các môn học được dạy sau đó là Tôn giáo, Đọc, Viết và Số học.
Ngoài hệ thống "Folkeskole" chung còn có Folkeskole địa phương - chính quyền các thành phố tự xác định mức độ dịch vụ trong khuôn khổ chung và có thể đặt ra các mục tiêu bổ sung cho các trường.
Các Folkeskole cung cấp kiến thức và kỹ năng ham học hỏi, giúp học sinh làm quen với văn hoá và lịch sử đất nước; trang bị sự hiểu biết biết về các quốc gia và nền văn hoá khác, giúp các em hiểu rõ mối liên hệ giữa con người và môi trường và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của từng cá nhân.
Bên cạnh đó, trường học còn giúp học sinh phát triển nhận thức, trí tưởng tượng và tự tin vào khả năng của bản thân, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong một xã hội tự do và dân chủ.
Để đạt được mục tiêu đó, hoạt động hàng ngày của trường phải được tiến hành theo tinh thần tự do trí tuệ, bình đẳng và dân chủ.
Các môn học trong Folkeskole
Giáo dục trong 9 năm tiểu học và THCS được phân phối trong 3 nhóm môn học, bao gồm các môn bắt buộc:
1) Các môn học về Nhân văn:
a) Tiếng Đan Mạch
b) Tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 9
c) Nghiên cứu Cơ Đốc giáo
d) Lịch sử từ lớp 3 đến lớp 9
e) Nghiên cứu xã hội từ lớp 8 - 9
2) Các môn thực hành/sáng tạo:
a) Giáo dục thể chất.
b) Âm nhạc từ lớp 1 - 6.
c) Nghệ thuật thị giác từ lớp 1-5.
d) Thiết kế, gỗ và đồ gia công, kinh tế gia đình từ lớp 4-7.
3) Các môn học khoa học:
a) Toán học
b) Khoa học tự nhiên/Công nghệ từ lớp 1-6.
c) Địa lý từ lớp 7-9.
d) Sinh học từ lớp 7-9.
e) Vật lý/Hoá học ở các lớp 7-9.
Các chủ đề sau đây là một phần bắt buộc của chương trình giáo dục ở các trường tiểu học:
1) An toàn đường bộ.
2) Y tế, giáo dục giới tính và nghiên cứu gia đình.
3) Hướng nghiệp dạy nghề và thị trường lao động.
Học sinh có thể tự chọn học tiếng Đức hoặc tiếng Pháp, từ lớp 5 đến lớp 9. Phụ huynh có thể cho con miễn môn học về tôn giáo bằng cách đệ trình kế hoạch tự dạy con ở nhà.
Kiểm tra và đánh giá: Mỗi học sinh có bài kiểm tra riêng
Là một phần của quá trình đánh giá kế quả học tập của học sinh, một loạt các bài kiểm tra quốc gia bắt buộc đã được giới thiệu.
Các bài kiểm tra sẽ được sử dụng để theo sát sự hiểu biết và kỹ năng của từng học sinh.
Học sinh phải hoàn thành các bài kiểm tra sau: Tiếng Đan Mạch, Toán, Địa lý, Sinh học, Vật lý hoặc Hoá học.
Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-2
 Trong một giờ học khoa học tự nhiên.
Các bài kiểm tra dựa trên máy tính và phù hợp với từng học sinh. Nếu học sinh trả lời một câu hỏi không chính xác thì sẽ được đưa ra một câu hỏi dễ hơn; còn trả lời đúng thì sẽ được đưa ra câu hỏi khó hơn.
Cách này đảm bảo rằng các bài kiểm tra cung cấp chính xác về trình độ học vấn của mỗi học sinh. Không có 2 học sinh nào nhận được cùng một bài thi giống nhau; vì vậy không thể thực hiện các đánh giá so sánh nội bộ các bài kiểm tra trong một lớp cụ thể.
Thông tin liên quan đến kết quả kiểm tra cho từng học sinh, nhóm sinh viên, đội, lớp học, trường học, thành phố và khu vực ... phải được giữ kín, ngoại trừ các báo cáo ở cấp quốc gia.
Ở lớp 9 và 10, học sinh được học theo dự án, các em làm việc nhóm để hoàn thành dự án liên môn. Giáo viên có thể chấm điểm dự án này.
Thang điểm 7
Từ năm 2007, Đan Mạch sử dụng thang điểm 7 trong đánh giá học sinh thay cho thang điểm 13 trước đây. Đó là thang điểm chữ cái. Cao nhất là mức A (xuất sắc) và thấp nhất là F (A, B, C, D, E, Fx, F). Theo Bộ Giáo dục nước này, việc sử dụng thang điểm 7 nhằm tăng tính cạnh tranh và "hội nhập" quốc tế.
Tổ chức lớp học "mở"
Ở các Folkeskole, học sinh được chia thành các lớp với trung bình khoảng 20 em mỗi lớp (không quá 28, và một số trường hợp hiếm hoi thì được phép có 30 em).
Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-3
 Học sinh làm việc nhóm bên ngoài một lớp học.
Các Folkeskole Đan Mạch không phải trường học theo định hướng kiểm tra. Nguyên tắc chính là học sinh theo học lớp với học sinh cùng độ tuổi. Tuy nhiên, cách tổ chức nhóm học mở có thể cho phép học sinh các lớp khác nhau được tham gia một số hoạt động.
Để cung cấp cho tất cả học sinh trong Folkeskole những khả năng tốt nhất nhằm phát triển và học tập toàn diện, Folkeskole dựa trên nguyên tắc giảng dạy khác biệt.
Một số hoạt động giáo dục có thể được tổ chức theo nhóm, bao gồm các học sinh từ một số lớp cùng trình độ, hoặc khác trình độ.
Đạo luật Folkeskole cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường để giáo dục trẻ. Ở các hội đồng trường, ngoài các thành viên là giáo viên, còn có phụ huynh và đại diện của học sinh.
Dưới đây là một số hình ảnh tại trường mà phóng viên VietNamNet ghi nhận được trong sáng ngày 31/8 khi tới thăm Trường Tiểu học và THCS Hellerup Skole:
Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-4
Học sinh đang làm việc theo nhóm tại tầng 2, phía bên ngoài các lớp học. Toà nhà được bao bởi các lớp kính thay vì tường gạch để ánh sáng tràn vào. 

Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-5
 Ở tầng 1 là nơi học tập và vui chơi của cấp tiểu học.
Ở lớp vỡ lòng, trẻ sẽ tham gia các hoạt động bắt buộc để đạt được trình độ ngôn ngữ, toán học và khoa học. Đồng thời, được giới thiệu về các bài tập và hoạt động thể dục thể thao, nghệ thuật và âm nhạc như một cách thể hiện bản thân và phát triển sự tham gia và ý thức cộng đồng.
Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-6
 Lớp vỡ lòng có 3 - 4 giáo viên hướng dẫn.

Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-7
Học sinh tiểu học thực hành "bán hàng". Mỗi tuần sẽ có một bạn trực nhật làm nhiệm vụ của người bán. Các bạn khác được phát thẻ mua hàng, là các đồ ăn nhẹ như hoa quả, bánh kẹo. 

Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-8
Đồ dùng tại phòng học môn Công nghệ. 

Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-9
Trò chuyện với các học sinh, cô Lâm Hồng Lãm Thuý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP.HCM) khá thích thú khi một em cho biết: Để sử dụng dao gọt, đẽo các mảnh gỗ này, các em được rèn giũa cẩn thận, nhưng có lần đứt tay. Phụ huynh và nhà trường phối hợp rất tốt. Cô Thuý cho hay, trong trường hợp này, ở Việt Nam, có thể có phụ huynh không chia sẻ công việc với nhà trường mà sẽ "phản ứng". 

Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-10
Thư viện trường được bố trí ở tầng 1 và lối lên cầu thang. 

Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-11
Giờ thảo luận của học sinh lớp 9. 

Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-12
Một nhóm học sinh lớp 9 khác đang ngồi thảo luận về dự án chung. 

Kinh ngac truong hoc khong so sanh diem, hoc sinh ra vao thoai mai-Hinh-13
 Theo lời giới thiệu trên website của Bộ Giáo dục Đan Mạch, nhà trường có trách nhiệm mang lại niềm vui cho học sinh.

Theo Hạ Anh/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)