Hơn 2 triệu tín đồ Hồi giáo đã bước vào nghi thức cuối cùng của cuộc hành hương thường niên tại thánh địa Mecca ở Saudi Arabia hôm 1/9. Theo Reuters, nghi thức có tên gọi "ném đá quỷ dữ".Dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng an ninh, các tín đồ Hồi giáo trong trang phục trắng tập trung tại cây cầu 3 tầng ở Jamarat để tiến hành nghi thức mang tính biểu tượng. Cây cầu được xây dựng nhằm hạn chế tình trạng tắc nghẽn và phòng ngừa nạn chen lấn, giẫm đạp vì lượng người quá đông.Năm 2015, gần 800 người đã thiệt mạng khi hai nhóm hành hương lớn cùng đổ về một giao lộ ở Mina, cách thánh địa Mecca vài cây số về hướng đông, trên đường đến nơi thực hiện nghi lễ "ném đá quỷ dữ". Số liệu này được chính phủ Saudi Arabia đưa ra.Tuy nhiên, số liệu từ những nước có công dân thiệt mạng cho thấy có thể hơn 2.000 người đã tử vong trong vụ việc, trong đó hơn 400 người là công dân Iran. Đây là thảm kịch tồi tệ nhất trong 25 năm của cuộc hành hương thiêng liêng mà tín đồ Hồi giáo buộc phải thực hiện ít nhất một lần trong đời.Dưới cái nắng lên đến 40 độ C, các tín đồ ném những viên đá cuội vào 3 bức tường (trước kia là 3 cây cột).Việc cạo đầu với nam giới là nghi lễ bắt buộc sau khi "ném đá quỷ dữ".Nghi thức ném đá sẽ kéo dài cho đến hết tuần này, sau đó các tín đồ sẽ trở lại Mecca để thực hiện nghi thức cầu nguyện tại Thánh đường Lớn, trước khi chính thức kết thúc cuộc hành hương.Khoảng 2,3 triệu tín đồ Hồi giáo đã tham dự cuộc hành hương đến Mecca năm nay, trong đó gần 2/3 đến từ nước ngoài.Khoảng 90.000 người Iran đã quay lại cuộc hành hương sau vụ tẩy chay vào năm ngoái giữa lúc quan hệ giữa Riyadh và Tehran căng thẳng. Hai nước, vốn theo 2 dòng khác nhau của đạo Hồi (Iran theo Hồi giáo Shiite và Saudi theo Hồi giáo Sunni), thường xuyên cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực.Chính quyền Saudi kêu gọi những người hành hương bỏ qua các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, tình hình bạo loạn tại Trung Đông, bao gồm các cuộc chiến tranh tại Syria, Iraq, Yemen và Libya, cũng như cuộc tẩy chay Qatar đã ảnh hưởng đến tâm lý của không ít tín đồ. Trong ảnh là xe khách chở tín đồ tại một bãi đỗ.Theo Reuters, hơn 100.000 nhân viên an ninh và y tế đã được huy động để bảo đảm an toàn cho những người tham gia cuộc hành hương Hồi giáo lớn nhất thế giới.
Hơn 2 triệu tín đồ Hồi giáo đã bước vào nghi thức cuối cùng của cuộc hành hương thường niên tại thánh địa Mecca ở Saudi Arabia hôm 1/9. Theo Reuters, nghi thức có tên gọi "ném đá quỷ dữ".
Dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng an ninh, các tín đồ Hồi giáo trong trang phục trắng tập trung tại cây cầu 3 tầng ở Jamarat để tiến hành nghi thức mang tính biểu tượng. Cây cầu được xây dựng nhằm hạn chế tình trạng tắc nghẽn và phòng ngừa nạn chen lấn, giẫm đạp vì lượng người quá đông.
Năm 2015, gần 800 người đã thiệt mạng khi hai nhóm hành hương lớn cùng đổ về một giao lộ ở Mina, cách thánh địa Mecca vài cây số về hướng đông, trên đường đến nơi thực hiện nghi lễ "ném đá quỷ dữ". Số liệu này được chính phủ Saudi Arabia đưa ra.
Tuy nhiên, số liệu từ những nước có công dân thiệt mạng cho thấy có thể hơn 2.000 người đã tử vong trong vụ việc, trong đó hơn 400 người là công dân Iran. Đây là thảm kịch tồi tệ nhất trong 25 năm của cuộc hành hương thiêng liêng mà tín đồ Hồi giáo buộc phải thực hiện ít nhất một lần trong đời.
Dưới cái nắng lên đến 40 độ C, các tín đồ ném những viên đá cuội vào 3 bức tường (trước kia là 3 cây cột).
Việc cạo đầu với nam giới là nghi lễ bắt buộc sau khi "ném đá quỷ dữ".
Nghi thức ném đá sẽ kéo dài cho đến hết tuần này, sau đó các tín đồ sẽ trở lại Mecca để thực hiện nghi thức cầu nguyện tại Thánh đường Lớn, trước khi chính thức kết thúc cuộc hành hương.
Khoảng 2,3 triệu tín đồ Hồi giáo đã tham dự cuộc hành hương đến Mecca năm nay, trong đó gần 2/3 đến từ nước ngoài.
Khoảng 90.000 người Iran đã quay lại cuộc hành hương sau vụ tẩy chay vào năm ngoái giữa lúc quan hệ giữa Riyadh và Tehran căng thẳng. Hai nước, vốn theo 2 dòng khác nhau của đạo Hồi (Iran theo Hồi giáo Shiite và Saudi theo Hồi giáo Sunni), thường xuyên cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực.
Chính quyền Saudi kêu gọi những người hành hương bỏ qua các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, tình hình bạo loạn tại Trung Đông, bao gồm các cuộc chiến tranh tại Syria, Iraq, Yemen và Libya, cũng như cuộc tẩy chay Qatar đã ảnh hưởng đến tâm lý của không ít tín đồ. Trong ảnh là xe khách chở tín đồ tại một bãi đỗ.
Theo Reuters, hơn 100.000 nhân viên an ninh và y tế đã được huy động để bảo đảm an toàn cho những người tham gia cuộc hành hương Hồi giáo lớn nhất thế giới.