Theo Al Jazeera, hàng triệu người dân ở vùng Sừng Châu Phi đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán kéo dài. Biến đổi khí hậu tác động đến năng suất mùa màng tại một trong những khu vực nghèo nhất thế giới này. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc hồi năm 2018, các thảm họa liên quan đến khí hậu như nắng nóng, hạn hán, bão và lũ lụt đã tăng gấp đôi từ năm 1990. Những thảm họa tự nhiên này đã phá hủy mùa màng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân ở khu vực Sừng Châu Phi, nơi có tới 80% dân số làm nông nghiệp. Ảnh: Người dân đăng ký nhận thực phẩm tại một điểm phân phát đồ cứu trợ ở Ejianeni, Ethiopia. Được biết, một tổ chức phi chính phủ viện trợ lương thực khẩn cấp cho khoảng 1,5 triệu người mỗi tháng tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Ethiopia."Chúng tôi chưa thấy tình hình khí hậu cải thiện hơn. Hạn hán liên tục kéo dài. Nhưng nếu trời mưa, lượng mưa quá nhiều cũng sẽ phá hủy mùa màng", Birhan, một phụ nữ đến từ Ethiopia, chia sẻ.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hạn hán xảy ra tại các nước đang phát triển như Ethiopia ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em do tình trạng thiếu thực phẩm và nước sạch.Người phụ nữ mở bao tải lúa mì tại một địa điểm phân phát thực phẩm ở huyện Hawzen.Birhan, 40 tuổi, chuẩn bị đi tới điểm phân phát để nhận đồ viện trợ hàng tháng cho gia đình cô ở Hawzen, Ethiopia."Tôi được nhận đồ cứu trợ vì vụ mùa thu hoạch của gia đình tôi đã bị phá huỷ. Những người dân làng ở đây đều gặp tình trạng tương tự", cô chia sẻ."Nếu không được nhận đồ cứu trợ, họ sẽ phải đi di cư. Đối với họ, việc ở gần nhà sẽ an toàn hơn. Nếu rời đi, họ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khác", Birktukan Gedefaw, đến từ tổ chức phi lợi nhuận Food for the Hungry, nói.Các gia đình được nhận đồ cứu trợ hàng tháng như lúa mì và dầu ăn.Người phụ nữ mang theo chú lừa tới điểm phân phát đồ cứu trợ ở Ejianeni để chở đồ về.Với việc nhu cầu thực phẩm cơ bản của gia đình được đáp ứng, các gia đình như Birhan ít phải đối mặt với gánh nặng tài chính hơn và có thể cho con cái của họ tiếp tục đến trường."Con gái đầu của tôi muốn tới Saudi Arabia để tìm việc làm. Tôi không thích chuyển đi. Tôi sẽ cố gắng chống chọi cho tới mùa thu hoạch tiếp theo. Nhưng nếu tình trạng tương tự lại xảy ra (hạn hán), tôi sẽ phải di cư như những người khác", Febedu Mehari chia sẻ.Một người đàn ông dùng lạc đà để chở lúa mì về làng từ điểm phân phát ở Ejianeni.Tại những vùng đất khô cằn của Ethiopia, nhiều người dân dựa vào chăn nuôi để vượt qua thời kỳ khó khăn. Nhưng do hạn hán liên tục, phần lớn số gia súc, gia cầm bị chết, làm thức ăn hoặc đem bán.
Mời độc giả xem thêm video: 21 người Châu Phi nhập cư vào Tây Ban Nha gây lo ngại nhiễm Ebola (Nguồn: VTC14)
Theo Al Jazeera, hàng triệu người dân ở vùng Sừng Châu Phi đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán kéo dài. Biến đổi khí hậu tác động đến năng suất mùa màng tại một trong những khu vực nghèo nhất thế giới này. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc hồi năm 2018, các thảm họa liên quan đến khí hậu như nắng nóng, hạn hán, bão và lũ lụt đã tăng gấp đôi từ năm 1990. Những thảm họa tự nhiên này đã phá hủy mùa màng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân ở khu vực Sừng Châu Phi, nơi có tới 80% dân số làm nông nghiệp. Ảnh: Người dân đăng ký nhận thực phẩm tại một điểm phân phát đồ cứu trợ ở Ejianeni, Ethiopia. Được biết, một tổ chức phi chính phủ viện trợ lương thực khẩn cấp cho khoảng 1,5 triệu người mỗi tháng tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Ethiopia.
"Chúng tôi chưa thấy tình hình khí hậu cải thiện hơn. Hạn hán liên tục kéo dài. Nhưng nếu trời mưa, lượng mưa quá nhiều cũng sẽ phá hủy mùa màng", Birhan, một phụ nữ đến từ Ethiopia, chia sẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hạn hán xảy ra tại các nước đang phát triển như Ethiopia ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em do tình trạng thiếu thực phẩm và nước sạch.
Người phụ nữ mở bao tải lúa mì tại một địa điểm phân phát thực phẩm ở huyện Hawzen.
Birhan, 40 tuổi, chuẩn bị đi tới điểm phân phát để nhận đồ viện trợ hàng tháng cho gia đình cô ở Hawzen, Ethiopia.
"Tôi được nhận đồ cứu trợ vì vụ mùa thu hoạch của gia đình tôi đã bị phá huỷ. Những người dân làng ở đây đều gặp tình trạng tương tự", cô chia sẻ.
"Nếu không được nhận đồ cứu trợ, họ sẽ phải đi di cư. Đối với họ, việc ở gần nhà sẽ an toàn hơn. Nếu rời đi, họ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khác", Birktukan Gedefaw, đến từ tổ chức phi lợi nhuận Food for the Hungry, nói.
Các gia đình được nhận đồ cứu trợ hàng tháng như lúa mì và dầu ăn.
Người phụ nữ mang theo chú lừa tới điểm phân phát đồ cứu trợ ở Ejianeni để chở đồ về.
Với việc nhu cầu thực phẩm cơ bản của gia đình được đáp ứng, các gia đình như Birhan ít phải đối mặt với gánh nặng tài chính hơn và có thể cho con cái của họ tiếp tục đến trường.
"Con gái đầu của tôi muốn tới Saudi Arabia để tìm việc làm. Tôi không thích chuyển đi. Tôi sẽ cố gắng chống chọi cho tới mùa thu hoạch tiếp theo. Nhưng nếu tình trạng tương tự lại xảy ra (hạn hán), tôi sẽ phải di cư như những người khác", Febedu Mehari chia sẻ.
Một người đàn ông dùng lạc đà để chở lúa mì về làng từ điểm phân phát ở Ejianeni.
Tại những vùng đất khô cằn của Ethiopia, nhiều người dân dựa vào chăn nuôi để vượt qua thời kỳ khó khăn. Nhưng do hạn hán liên tục, phần lớn số gia súc, gia cầm bị chết, làm thức ăn hoặc đem bán.
Mời độc giả xem thêm video: 21 người Châu Phi nhập cư vào Tây Ban Nha gây lo ngại nhiễm Ebola (Nguồn: VTC14)