La Rinconada ở Peru là nơi sinh sống của con người ở vị trí cao nhất thế giới, với độ cao cách mặt nước biển chừng 5.100 m, cũng đồng thời có một số điều kiện sống “tàn bạo nhất”. (Ảnh: Business Insider)Phần lớn thời gian trong năm, nhiệt độ tại La Rinconada thường dưới 0 độ C. Thị trấn cao nhất thế giới này có khí hậu lạnh giá quanh năm và bao phủ khắp nơi là rác.Nguồn nước uống tại thị trấn La Rinconada bị nhiễm độc bởi thủy ngân, một kim loại nặng được sử dụng trong các mỏ khai thác vàng.Vùng đất này còn được mệnh danh là "Thiên đường của quỷ". Người dân sống tại đây thường chỉ sống đến 30 - 35 tuổi do mắc các bệnh về phổi, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, vấn đề về thần kinh gây mất trí nhớ, dị tật, bại liệt và thậm chí tử vong.Nguyên nhân là vì họ phải sống trong điều kiện lạnh giá và bị bao phủ bởi rác thải. Nguồn nước ở thị trấn cao nhất thế giới này cũng bị nhiễm thủy ngân độc hại.Để tách được vàng từ đá, người dân thường rửa viên đá đó bằng thủy ngân và nước lạnh tan từ những dòng sông băng. Nước thải sau đó lại chảy xuống núi vào các hồ, sông.Nguồn nước canh tác, chăn nuôi của người dân bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Vì thế, nhiều người sớm lìa bỏ cõi đời trước khi chạy thoát khỏi “thiên đường của quỷ”.Với người bình thường, việc thích nghi môi trường ở thị trấn La Rinconada rất khó khăn. Con người bắt đầu khó chịu ở độ cao khoảng 3.000 m khi không khí loãng, trong khi thị trấn này nằm ở vị trí trên 5.100 m. Nhưng cư dân bản địa buộc phải thích nghi với sự khắc nghiệt.Cái lạnh khắc nghiệt cộng với tình trạng thiếu oxy đã khiến ngay cả dân địa phương cũng phải thở hổn hển, nhất là khi vượt qua những con dốc ngoằn ngoèo dẫn vào những hầm mỏ thủ công.Thợ mỏ Chipanas chia sẻ: "Điều tồi tệ nhất không phải là cái lạnh hay công việc khó khăn mà là mùi hôi thối. Nước thải chảy ngay giữa đường phố và chỉ khi tuyết phủ dày thì cái mùi này mới bớt đi".>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thị trấn "chảnh" nhất hành tinh, nơi người dân "cưỡi" máy bay đi ăn sáng
La Rinconada ở Peru là nơi sinh sống của con người ở vị trí cao nhất thế giới, với độ cao cách mặt nước biển chừng 5.100 m, cũng đồng thời có một số điều kiện sống “tàn bạo nhất”. (Ảnh: Business Insider)
Phần lớn thời gian trong năm, nhiệt độ tại La Rinconada thường dưới 0 độ C. Thị trấn cao nhất thế giới này có khí hậu lạnh giá quanh năm và bao phủ khắp nơi là rác.
Nguồn nước uống tại thị trấn La Rinconada bị nhiễm độc bởi thủy ngân, một kim loại nặng được sử dụng trong các mỏ khai thác vàng.
Vùng đất này còn được mệnh danh là "Thiên đường của quỷ". Người dân sống tại đây thường chỉ sống đến 30 - 35 tuổi do mắc các bệnh về phổi, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, vấn đề về thần kinh gây mất trí nhớ, dị tật, bại liệt và thậm chí tử vong.
Nguyên nhân là vì họ phải sống trong điều kiện lạnh giá và bị bao phủ bởi rác thải. Nguồn nước ở thị trấn cao nhất thế giới này cũng bị nhiễm thủy ngân độc hại.
Để tách được vàng từ đá, người dân thường rửa viên đá đó bằng thủy ngân và nước lạnh tan từ những dòng sông băng. Nước thải sau đó lại chảy xuống núi vào các hồ, sông.
Nguồn nước canh tác, chăn nuôi của người dân bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Vì thế, nhiều người sớm lìa bỏ cõi đời trước khi chạy thoát khỏi “thiên đường của quỷ”.
Với người bình thường, việc thích nghi môi trường ở thị trấn La Rinconada rất khó khăn. Con người bắt đầu khó chịu ở độ cao khoảng 3.000 m khi không khí loãng, trong khi thị trấn này nằm ở vị trí trên 5.100 m. Nhưng cư dân bản địa buộc phải thích nghi với sự khắc nghiệt.
Cái lạnh khắc nghiệt cộng với tình trạng thiếu oxy đã khiến ngay cả dân địa phương cũng phải thở hổn hển, nhất là khi vượt qua những con dốc ngoằn ngoèo dẫn vào những hầm mỏ thủ công.
Thợ mỏ Chipanas chia sẻ: "Điều tồi tệ nhất không phải là cái lạnh hay công việc khó khăn mà là mùi hôi thối. Nước thải chảy ngay giữa đường phố và chỉ khi tuyết phủ dày thì cái mùi này mới bớt đi".
>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thị trấn "chảnh" nhất hành tinh, nơi người dân "cưỡi" máy bay đi ăn sáng