Ngày 22/5/2024 vừa qua, Hãng hàng không Emirates Airline cho biết chiếc máy bay 777, bay từ Dubai (UAE) đến Mumbai (Ấn Độ), đã hạ cánh an toàn ở Mumbai vào tối 20/5, sau va chạm với một đàn hồng hạc ngay trước khi hạ cánh. Vụ va chạm cách mặt đất khoảng 300 m đã làm hỏng máy bay và khiến ít nhất 39 con chim chết. Trước đó, thế giới từng ghi nhận nhiều vụ tai nạn do máy bay va chạm với chim. Ảnh: IT.Va chạm với đàn chim sáo đá trên đường băng: Vào ngày 4/10/1960, chiếc Lockheed L188A Electra bay từ sân bay Logan, Mỹ, xảy ra va chạm với một đàn chim sáo đá sau vài phút cất cánh. Vụ tai nạn máy bay khủng khiếp này đã khiến 62 người thiệt mạng. Ảnh minh họa.Tai nạn thương tâm do đàn chim bồ câu: Ngày 15/9/1988, chiếc Boeing 737-260 của Hãng hàng không Ethiopia đã đâm phải một đàn chim bồ câu. Phi công đã tìm cách đưa máy bay trở lại đường băng, nhưng hai động cơ đã bị hỏng. Khi chạm đất, máy bay bị vỡ và bốc cháy. Vụ tai nạn khiến 35 trong số 102 người trên máy bay thiệt mạng.Máy bay rơi vì đụng trúng thiên nga huýt sáo: Ngày 23/11/1962, chiếc máy bay Vickers 745D Viscount của hãng United Airlines, cất cánh từ Newark để đi Washington D.C (Mỹ), đã xảy ra va chạm với một đàn thiên nga huýt sáo. Chiếc máy bay bị mất kiểm soát và rơi xuống mặt đất từ độ cao hơn 1.800m. Toàn bộ 17 người trên máy bay đều thiệt mạng.Phi công đầu tiên thiệt mạng do chim: Năm 1912, Calbraith Perry Rodgers đã trở thành phi công thứ 49 được cấp phép hành nghề trên thế giới. Vào ngày 3/4/1912, máy bay của ông đã lao vào một đàn chim và rơi xuống biển trước sự chứng kiến của hàng trăm người tại một cuộc triển lãm hàng không ở Mỹ. Rodgers chết sau đó ít lâu.Thảm kịch vì đâm vào đàn thiên nga: Phi đội Thunderbirds (Những cánh chim sấm sét) được thành lập vào năm 1953, với tư cách là đội trình diễn chính thức của Không quân Mỹ. Vào ngày 9/10/1958, thảm kịch đã xảy ra khi đội bay Thunderbirds di chuyển trên chiếc máy bay chở hàng C123. Máy bay đã va phải những con ngỗng và rơi tự do khiến toàn bộ 19 người thiệt mạng.Chim tấn công, phá hủy buồng lái: Vào ngày 10/12/1969, một máy bay Ilyushin IL-14P do Aeroflot vận hành đã bị rơi sau khi cất cánh được khoảng bốn phút. Tất cả 17 người trên máy bay thiệt mạng. Theo các báo cáo điều tra, nguyên nhân tai nạn được cho là do máy bay va chạm với một đàn chim, khiến buồng lái bị phá hủy.Va chạm với đàn ngỗng: Ngày 19/11/2017, trực thăng cứu thương Bell 407 N620PA đã bị rơi khi va chạm với một đàn ngỗng. Phi công và hai người khác trên máy bay đã thiệt mạng trong vụ tai nạn gần Stuttgart, Arkansas, Mỹ. Sau vụ va chạm, người ta tìm thấy khoảng 12 túi lông vũ cùng xác chim tại nơi máy bay rơi.Va chạm với con diều hâu: Vụ tai nạn của chiếc trực thăng Thủy quân lục chiến AH-1W Cobra tại trại Pendleton, Nam California, Mỹ, vào ngày 19/9/2012 là do một con diều hâu đuôi đỏ. Các nhà điều tra cho biết, sau vụ va chạm, động cơ và bộ truyền lực đã rơi khỏi máy bay. Chiếc trực thăng vỡ nát và rơi xuống đất, cả hai phi công đều thiệt mạng. Vụ tai nạn cũng gây ra đám cháy trên diện tích 48ha. Ảnh minh họa.Cú va chạm với ngỗng trời Canada: Vào ngày 15/1/2009, chiếc Airbus 320 do cơ trưởng Chesley “Sully” Sullenberger điều khiển gặp sự cố khi lao thẳng vào một đàn ngỗng trời Canada. Cú va chạm đã làm hỏng cả hai động cơ của chiếc máy bay chở 150 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn. Lúc đó, cơ trưởng Sullenberger đã quyết định hạ cánh xuống sông Hudson, cứu sống toàn bộ 155 người trên máy bay. Ảnh: AP.Máy bay va chạm với đàn chim mòng biển: Vào ngày 15/8/2019, một chiếc Airbus A321 của Hãng hàng không Ural đã va chạm với một đàn mòng biển khiến động cơ ngừng hoạt động. Phi công Damir Yusupov buộc phải cho máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống một cánh đồng ngô. Toàn bộ 226 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn may mắn thoát nạn. >>> Mời độc giả xem thêm video: Máy bay quân sự Mỹ nghi chở vật liệu hạt nhân rơi xuống sa mạc
Ngày 22/5/2024 vừa qua, Hãng hàng không Emirates Airline cho biết chiếc máy bay 777, bay từ Dubai (UAE) đến Mumbai (Ấn Độ), đã hạ cánh an toàn ở Mumbai vào tối 20/5, sau va chạm với một đàn hồng hạc ngay trước khi hạ cánh. Vụ va chạm cách mặt đất khoảng 300 m đã làm hỏng máy bay và khiến ít nhất 39 con chim chết. Trước đó, thế giới từng ghi nhận nhiều vụ tai nạn do máy bay va chạm với chim. Ảnh: IT.
Va chạm với đàn chim sáo đá trên đường băng: Vào ngày 4/10/1960, chiếc Lockheed L188A Electra bay từ sân bay Logan, Mỹ, xảy ra va chạm với một đàn chim sáo đá sau vài phút cất cánh. Vụ tai nạn máy bay khủng khiếp này đã khiến 62 người thiệt mạng. Ảnh minh họa.
Tai nạn thương tâm do đàn chim bồ câu: Ngày 15/9/1988, chiếc Boeing 737-260 của Hãng hàng không Ethiopia đã đâm phải một đàn chim bồ câu. Phi công đã tìm cách đưa máy bay trở lại đường băng, nhưng hai động cơ đã bị hỏng. Khi chạm đất, máy bay bị vỡ và bốc cháy. Vụ tai nạn khiến 35 trong số 102 người trên máy bay thiệt mạng.
Máy bay rơi vì đụng trúng thiên nga huýt sáo: Ngày 23/11/1962, chiếc máy bay Vickers 745D Viscount của hãng United Airlines, cất cánh từ Newark để đi Washington D.C (Mỹ), đã xảy ra va chạm với một đàn thiên nga huýt sáo. Chiếc máy bay bị mất kiểm soát và rơi xuống mặt đất từ độ cao hơn 1.800m. Toàn bộ 17 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Phi công đầu tiên thiệt mạng do chim: Năm 1912, Calbraith Perry Rodgers đã trở thành phi công thứ 49 được cấp phép hành nghề trên thế giới. Vào ngày 3/4/1912, máy bay của ông đã lao vào một đàn chim và rơi xuống biển trước sự chứng kiến của hàng trăm người tại một cuộc triển lãm hàng không ở Mỹ. Rodgers chết sau đó ít lâu.
Thảm kịch vì đâm vào đàn thiên nga: Phi đội Thunderbirds (Những cánh chim sấm sét) được thành lập vào năm 1953, với tư cách là đội trình diễn chính thức của Không quân Mỹ. Vào ngày 9/10/1958, thảm kịch đã xảy ra khi đội bay Thunderbirds di chuyển trên chiếc máy bay chở hàng C123. Máy bay đã va phải những con ngỗng và rơi tự do khiến toàn bộ 19 người thiệt mạng.
Chim tấn công, phá hủy buồng lái: Vào ngày 10/12/1969, một máy bay Ilyushin IL-14P do Aeroflot vận hành đã bị rơi sau khi cất cánh được khoảng bốn phút. Tất cả 17 người trên máy bay thiệt mạng. Theo các báo cáo điều tra, nguyên nhân tai nạn được cho là do máy bay va chạm với một đàn chim, khiến buồng lái bị phá hủy.
Va chạm với đàn ngỗng: Ngày 19/11/2017, trực thăng cứu thương Bell 407 N620PA đã bị rơi khi va chạm với một đàn ngỗng. Phi công và hai người khác trên máy bay đã thiệt mạng trong vụ tai nạn gần Stuttgart, Arkansas, Mỹ. Sau vụ va chạm, người ta tìm thấy khoảng 12 túi lông vũ cùng xác chim tại nơi máy bay rơi.
Va chạm với con diều hâu: Vụ tai nạn của chiếc trực thăng Thủy quân lục chiến AH-1W Cobra tại trại Pendleton, Nam California, Mỹ, vào ngày 19/9/2012 là do một con diều hâu đuôi đỏ. Các nhà điều tra cho biết, sau vụ va chạm, động cơ và bộ truyền lực đã rơi khỏi máy bay. Chiếc trực thăng vỡ nát và rơi xuống đất, cả hai phi công đều thiệt mạng. Vụ tai nạn cũng gây ra đám cháy trên diện tích 48ha. Ảnh minh họa.
Cú va chạm với ngỗng trời Canada: Vào ngày 15/1/2009, chiếc Airbus 320 do cơ trưởng Chesley “Sully” Sullenberger điều khiển gặp sự cố khi lao thẳng vào một đàn ngỗng trời Canada. Cú va chạm đã làm hỏng cả hai động cơ của chiếc máy bay chở 150 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn. Lúc đó, cơ trưởng Sullenberger đã quyết định hạ cánh xuống sông Hudson, cứu sống toàn bộ 155 người trên máy bay. Ảnh: AP.
Máy bay va chạm với đàn chim mòng biển: Vào ngày 15/8/2019, một chiếc Airbus A321 của Hãng hàng không Ural đã va chạm với một đàn mòng biển khiến động cơ ngừng hoạt động. Phi công Damir Yusupov buộc phải cho máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống một cánh đồng ngô. Toàn bộ 226 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn may mắn thoát nạn.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Máy bay quân sự Mỹ nghi chở vật liệu hạt nhân rơi xuống sa mạc