Sự thất bại của chính phủ Iraq đã dẫn đến việc trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trong tháng 6/3014, phiến quân IS đã nhanh chóng chiếm được 1/3 lãnh thổ Iraq, trong đó có thành phố Mosul – thành phố lớn thứ hai ở nước này. Lực lượng an ninh Iraq đã tỏ ra bạc nhược, mặc dù đã được đào tạo và tăng cường cả một thập kỷ. Các bộ lạc Sunni địa phương đã quay lưng lại với các thể chế tham nhũng của chính quyền Iraq. Tranh giành quyền lực ở thủ đô Bagdad đã trở nên quyết liệt do chia rẽ giáo phái.
Kể từ tháng 6/2014, tình hình Iraq đã trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là trong cuộc chiến giành lại thành phố Tikrit, nơi các dân quân Shiite theo chiến đấu dưới sự chỉ huy Vệ binh Cách mạng Iran. Thủ tướng Iraq, ông Haider al-Abadi, đã tỏ ra bất lực trước sự lộng hành của lực lượng dân quân Shi'ite, lực lượng đi đầu trong cuộc chiến chống phiến quân IS.
|
Lực lượng dân quân Shiite đã làm xói mòn vai trò của quân đội Iraq.
|
Lực lượng dân quân Shi'ite đã làm xói mòn đáng kể vai trò của quân đội và qua đó làm giảm sút vai trò của Thủ tướng Haider al-Abadi, Tổng chỉ huy quân đội Iraq. Các lực lượng dân quân hoạt động ngoài tầm kiểm soát của nhà nước và làm suy yếu chính quyền trung ương. Chiến thắng của các lực lượng dân quân Shi’ite ở Tikrit và ở các nơi khác rất sẽ làm
xói mòn vai trò của chính phủ Bagdad.
Thủ tướng Abadi đã đề ra một chương trình cải cách, nhưng ông lại không được trao quyền để thực hiện triệt để chương trình này. Một mặt, ông không thể kiểm soát được các tổ chức an ninh quốc gia mục ruỗng và lộng hành. Bộ Nội vụ và Bộ An ninh Quốc gia hiện nằm trong tay các đối thủ chính trị. Về cơ bản, hai bộ này ủng hộ và cung cấp hậu cần cho lực lượng dân quân Shi’ite. Mặt khác, ông lại phải đối mặt với sự chống đối trong quốc hội - đặc biệt là từ phái Shi'ite cực đoan được Iran hậu thuẫn, khi ông nỗ lực tiếp cận với người Hồi giáo Sunni và thuyết phục họ trở lại tham gia chính trường.
|
Thủ tướng Abadi đã đề ra một chương trình cải cách, nhưng ông lại không được trao quyền để thực hiện triệt để chương trình này. |
Hậu quả là tương quan lực lượng ngày càng nghiêng về phía lực lượng dân quân Shi’ite và lực lượng này sẽ có quyền quyết định những gì sẽ xảy ra trong và sau khi hoạt động quân sự chống phiến quân IS. Đã có những dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy các dân quân Shi’ite tàn bạo không kém các chiến binh Nhà nước Hồi giáo trong việc đàn áp những người Hồi giáo Sunni thiểu số.
Hơn nữa, các lực lượng này còn nhân danh công lý để trả thù tàn bạo bất cứ ai mà họ cho rằng có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo.
Do đó, chiến dịch quân sự chống Nhà nước Hồi giáo hiện nay đang làm trầm trọng thêm sự bất lực của chính quyền Bagdad, tước quyền bầu cử ...của người Hồi giáo Sunni - một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trỗi dậy của phiến quân IS ở Iraq.
Hiện có xu hướng nguy hiểm đánh đồng lực lượng dân quân Shi'ite với quân đội quốc gia ở Baghdad và ở miền Nam Iraq. Người ta bày tỏ lòng biết ơn dành cho sự can thiệp quân sự của Iran. Mối quan hệ Iraq-Iran cũng đang trải qua những biến đổi nhanh chóng. Máy bay chiến đấu phản lực của Iran đã ném bom lãnh thổ Iraq với sự chấp thuận của Baghdad và chân dung của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei đang được treo ở thủ đô Iraq.
Lực lượng dân quân Shi’ite đang muốn trở thành Lực lượng Vệ binh Quốc gia, một tổ chức giống như hiến binh được luật pháp công nhận để thay thế quân đội trong lĩnh vực an ninh nội chính. Lực lượng này tiếp tục nuôi dưỡng một thế hệ trẻ đang mất phương hướng – những người cảm thấy vô vọng và luôn luôn tiếp xúc với các hình thức bạo lực cực đoan và chia rẽ sắc tộc, tôn giáo ở Iraq.
Có thể nói rằng Lực lượng dân quân Shi’ite chính là một hiểm họa đối với chính phủ hòa giải dân tộc của Thủ tướng Haider al-Abadi, không kém gì sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo.