Cựu Giám đốc CIA: "Ông Putin đang cảm thấy bất lực"

Google News

Cựu giám đốc CIA cho rằng Tổng thống Putin, tại thời điểm này "có lẽ đang cảm thấy khá bất lực" khi Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO.

Trước "cơn ác mộng" Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn gia nhập NATO, Tổng thống Nga Vladimir Putin đột nhiên tỏ ra bình tĩnh, tuyên bố rằng ông "không có vấn đề gì" với quyết định của hai quốc gia trên. "Về việc NATO mở rộng thông qua kết nạp hai thành viên mới tiềm năng là Phần Lan và Thụy Điển, tôi muốn thông báo rằng Nga không có vấn đề gì với các quốc gia này", ông Putin phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hôm 16/5. "Không sao cả!", nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh. 
Lời tuyên bố của Tổng thống Putin khiến nhiều người "ngỡ ngàng", bởi chúng có phần trái ngược so với lời đe dọa trước đó của Moscow. "Việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ song phương Nga-Phần Lan và việc duy trì ổn định và an ninh ở khu vực Bắc Âu", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố hồi đầu tháng. "Nga sẽ buộc phải thực hiện các bước trả đũa để vô hiệu hóa các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia".
Cuu Giam doc CIA:
Tổng thống Putin tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, theo các cựu quan chức Mỹ, sự mở rộng của NATO khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập, nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Nga ở Châu Âu "gần như chắc chắn khiến ông chủ Điện Kremlin cũng như chính quyền của ông hoảng sợ" và "tất cả sự những tuyên bố bình tĩnh của ông Putin là ví dụ cho 'sự chùn bước' của Nga". "Thay vì lật ngược tình thế, Putin giờ đây chỉ cố gắng hết sức để xoa dịu nỗi hoảng sợ của ông về một NATO đang mở rộng", Josh Manning, nhà cựu phân tích quân sự Nga tại Bộ chỉ huy châu Âu của Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định. 
Trong khi đó, theo Dan Hoffman, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ở Moscow, ông Putin, tại thời điểm này "có lẽ đang cảm thấy khá bất lực" khi đối mặt với sự mở rộng của NATO, nhất là khi kế hoạch trong việc xây dựng chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, bao gồm đề nghị NATO không mở rộng sự hiện diện quân sự về phía Đông nước Nga và bị đáp trả bằng tuyên bố rằng NATO sẽ không bao giờ rút quân khỏi các quốc gia thành viên đã tham gia khối này kể từ năm 1997. "Ông ấy tuyên bố như vậy không phải bởi đó không là mối đe dọa mà vì Putin không thể làm gì", Hoffman nói.
Nguyễn Nguyễn (Theo The Daily Beast)

>> xem thêm

Bình luận(0)