Đèn lồng phỏng theo lịch sử và văn hóa Trung Quốc được trưng bày tại Nagasaki, Nhật Bản hôm 14/2. Tại xứ sở hoa anh đào, Tết âm lịch không còn là dịp lễ từ thời Minh Trị. Tuy nhiên, các hoạt động kỷ niệm Tết âm lịch vẫn diễn ra tại nhiều thành phố, đặc biệt tại các đền thờ, chùa chiền Phật giáo hay tại các khu vực có nhiều người Hoa sinh sống. Ảnh: Japan Times.Người dân mua đồ trang trí trước Tết nguyên đán tại Cao Hùng, Đài Loan. Năm nay, người dân Đài Loan có kỳ nghỉ Tết dài 6 ngày, bắt đầu từ 15/2 tới ngày 20/2. Ảnh: Reuters.Đèn lồng trang trí tại thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Cũng giống như tại một số nước châu Á khác, Tết âm lịch là thời gian các gia đình Đài Loan đoàn tụ, cùng nhau đón thời khắc giao thừa và gửi đi những lời chúc một năm mới an khang thịnh vượng. Ảnh: Reuters.Khu vực người Hoa sinh sống tại thủ đô Bangkok, Thái Lan được trang hoàng trước thềm Tết Nguyên đán. Ước tính, Thái Lan sẽ đón khoảng 1 triệu du khách quốc tế trong dịp năm mới âm lịch, 1/3 trong số đó là du khách từ Trung Quốc. Ảnh: Thai Travel.Heo quay được bày bán tại một khu chợ ở Phnom Penh, Campuchia. Đối với người dân Campuchia, heo quay là món lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng trong những dịp lễ, Tết. Ảnh: Reuters.Nhiều màn biểu diễn múa lân cũng sẽ được thể hiện trong dịp năm mới âm lịch. Ảnh: Reuters.Một người Indonesia gốc Hoa đang vệ sinh bộ tượng tại đền Hok Tei Bo. Là một quốc gia đa chủng tộc, Indonesia chính thức công nhận ngày đầu tiên của năm mới âm lịch là quốc lễ từ năm 1999. Pháo hoa bị cấm trên hầu hết lãnh thổ Indonesia. Năm mới âm lịch là dịp hiếm hoi pháo hoa được phép sử dụng, tuy nhiên chỉ hạn chế ở thủ đô Jakarta và một số thành phố lớn. Ảnh: Reuters.Hình một chú chó được vẽ lên giấy treo trang trí ở Singapore. Trong dịp năm mới âm lịch, lễ diễu hành Chingay sẽ được tổ chức ở trung tâm thủ đô Singapore. Đây là dịp người dân Singapore thể hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc và văn hóa tại đảo quốc này. Lễ hội sẽ được tổ chức dưới dạng diễu hành của các đoàn xe trang trí theo phong cách riêng của từng dân tộc cùng các điệu múa truyền thống. Những tiết mục không thể thiếu bao gồm múa lân, rồng, sư tử, đi cà kheo, các điệu múa hát truyền thống của người Mã Lai và Ấn Độ. Ảnh: Reuters.Nhân viên cửa hàng bán đồ trang trí tại Macau, Trung Quốc hóa thân thành thần tài chào mời khách mua hàng. Hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đã rời khỏi các thành phố lớn, về quê ăn Tết âm lịch. Trong ngày đầu năm mới âm lịch, người Trung Quốc sẽ mặc trang phục màu đỏ, biểu trưng cho may mắn và thịnh vượng, tới thăm họ hàng, người thân. Ảnh: China News.Khung cảnh lễ hội rực rỡ tại Dự Viên, Thượng Hải. Năm nay, ngày đầu tiên của năm mới âm lịch đến vào ngày 16/2. Ảnh: Reuters.
Đèn lồng phỏng theo lịch sử và văn hóa Trung Quốc được trưng bày tại Nagasaki, Nhật Bản hôm 14/2. Tại xứ sở hoa anh đào, Tết âm lịch không còn là dịp lễ từ thời Minh Trị. Tuy nhiên, các hoạt động kỷ niệm Tết âm lịch vẫn diễn ra tại nhiều thành phố, đặc biệt tại các đền thờ, chùa chiền Phật giáo hay tại các khu vực có nhiều người Hoa sinh sống. Ảnh: Japan Times.
Người dân mua đồ trang trí trước Tết nguyên đán tại Cao Hùng, Đài Loan. Năm nay, người dân Đài Loan có kỳ nghỉ Tết dài 6 ngày, bắt đầu từ 15/2 tới ngày 20/2. Ảnh: Reuters.
Đèn lồng trang trí tại thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Cũng giống như tại một số nước châu Á khác, Tết âm lịch là thời gian các gia đình Đài Loan đoàn tụ, cùng nhau đón thời khắc giao thừa và gửi đi những lời chúc một năm mới an khang thịnh vượng. Ảnh: Reuters.
Khu vực người Hoa sinh sống tại thủ đô Bangkok, Thái Lan được trang hoàng trước thềm Tết Nguyên đán. Ước tính, Thái Lan sẽ đón khoảng 1 triệu du khách quốc tế trong dịp năm mới âm lịch, 1/3 trong số đó là du khách từ Trung Quốc. Ảnh: Thai Travel.
Heo quay được bày bán tại một khu chợ ở Phnom Penh, Campuchia. Đối với người dân Campuchia, heo quay là món lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng trong những dịp lễ, Tết. Ảnh: Reuters.
Nhiều màn biểu diễn múa lân cũng sẽ được thể hiện trong dịp năm mới âm lịch. Ảnh: Reuters.
Một người Indonesia gốc Hoa đang vệ sinh bộ tượng tại đền Hok Tei Bo. Là một quốc gia đa chủng tộc, Indonesia chính thức công nhận ngày đầu tiên của năm mới âm lịch là quốc lễ từ năm 1999. Pháo hoa bị cấm trên hầu hết lãnh thổ Indonesia. Năm mới âm lịch là dịp hiếm hoi pháo hoa được phép sử dụng, tuy nhiên chỉ hạn chế ở thủ đô Jakarta và một số thành phố lớn. Ảnh: Reuters.
Hình một chú chó được vẽ lên giấy treo trang trí ở Singapore. Trong dịp năm mới âm lịch, lễ diễu hành Chingay sẽ được tổ chức ở trung tâm thủ đô Singapore. Đây là dịp người dân Singapore thể hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc và văn hóa tại đảo quốc này. Lễ hội sẽ được tổ chức dưới dạng diễu hành của các đoàn xe trang trí theo phong cách riêng của từng dân tộc cùng các điệu múa truyền thống. Những tiết mục không thể thiếu bao gồm múa lân, rồng, sư tử, đi cà kheo, các điệu múa hát truyền thống của người Mã Lai và Ấn Độ. Ảnh: Reuters.
Nhân viên cửa hàng bán đồ trang trí tại Macau, Trung Quốc hóa thân thành thần tài chào mời khách mua hàng. Hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đã rời khỏi các thành phố lớn, về quê ăn Tết âm lịch. Trong ngày đầu năm mới âm lịch, người Trung Quốc sẽ mặc trang phục màu đỏ, biểu trưng cho may mắn và thịnh vượng, tới thăm họ hàng, người thân. Ảnh: China News.
Khung cảnh lễ hội rực rỡ tại Dự Viên, Thượng Hải. Năm nay, ngày đầu tiên của năm mới âm lịch đến vào ngày 16/2. Ảnh: Reuters.