Theo Reuters, ngày 5/1, cuộc biểu tình ngày thứ 7 đầu tiên của năm 2019 và là tuần thứ 8 liên tiếp bắt đầu một cách ôn hòa, nhưng về cuối ngày đã bùng phát bạo lực khi những người biểu tình "áo vàng" ném khí giới về phía cảnh sát chống bạo động đang chặn ở các cầu trên sông Seine.Các sỹ quan cảnh sát sử dụng hơi cay để ngăn người biểu tình qua sông và tiếp cận tòa nhà Quốc hội. Một nhà hàng trên thuyền đã bị đốt và một cảnh sát bị thương khi đụng phải một chiếc xe đạp lao trên bờ sông.Theo Reuters, bắt đầu từ ngày thứ Bảy đầu tiên 17/11, cuộc biểu tình chưa có dấu hiệu kết thúc mà còn gia tăng bạo lực khi bước sang tuần thứ 8, nguyên nhân thúc đẩy tình trạng bất ổn triền miên này là sự tức giận, đặc biệt là từ những người lao động được trả lương thấp với gánh nặng thu nhập hộ gia đình và tin rằng ông Macron không muốn lắng nghe người dân nghèo và chỉ cải cách có lợi cho người giàu.“Họ không có quyền để chúng tôi rơi vào tình trạng tồi tệ như thế này”, người biểu tình Francois Cordier nói. “Chúng tôi đã chán ngấy với việc lúc nào cũng phải thanh toán các loại hoá đơn, chúng tôi đã chịu đủ sự nô lệ này rồi, chúng tôi phải sống được bằng lương của mình mới đúng.”Phát ngôn viên chính phủ, ông Benjamin Griveaux phải trốn khỏi văn phòng qua cửa sau khi một số ít người biểu tình đột nhập vào khu nhà và đập phá các phương tiện. Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner cho biết khoảng 50.000 người đã xuống đường ở khắp các thành phố trên toàn quốc, bao gồm cả Bordeaux, Toulouse, Rouen và Marseille.Số người biểu tình ngày 5/1 cao hơn dịp năm mới, nhưng chỉ bằng một phần nhỏ so với những tuần biểu tình đầu tiên.Ngày 10/12/2018, trước áp lực của làn sóng biểu tình, Tổng thống Pháp Macron hứa giảm thuế cho người nghỉ hưu, tăng lương cho những người lao động nghèo nhất và loại bỏ việc tăng thuế nhiên liệu theo kế hoạch, ước tính làm giảm đóng góp vào Kho bạc 10 tỷ euro (11 tỷ USD). Đó là bước nhượng bộ lớn đầu tiên của vị Tổng thống trẻ được bầu 18 tháng trước đó, phá vỡ truyền thống chính trị của Pháp và nền kinh tế tự do được kiểm soát chặt chẽ, theo Reuters.Trong bài phát biểu đêm giao thừa 2019, ông Macron tuyên bố sẽ tiếp tục với chương trình cải cách của mình, nói rằng: “Chúng ta không thể làm việc ít hơn, kiếm nhiều tiền hơn, cắt giảm thuế và tăng chi tiêu.”Khẩu hiệu "nước Pháp không phải để bán" của những người biểu tình. (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, ngày 5/1, cuộc biểu tình ngày thứ 7 đầu tiên của năm 2019 và là tuần thứ 8 liên tiếp bắt đầu một cách ôn hòa, nhưng về cuối ngày đã bùng phát bạo lực khi những người biểu tình "áo vàng" ném khí giới về phía cảnh sát chống bạo động đang chặn ở các cầu trên sông Seine.
Các sỹ quan cảnh sát sử dụng hơi cay để ngăn người biểu tình qua sông và tiếp cận tòa nhà Quốc hội. Một nhà hàng trên thuyền đã bị đốt và một cảnh sát bị thương khi đụng phải một chiếc xe đạp lao trên bờ sông.
Theo Reuters, bắt đầu từ ngày thứ Bảy đầu tiên 17/11, cuộc biểu tình chưa có dấu hiệu kết thúc mà còn gia tăng bạo lực khi bước sang tuần thứ 8, nguyên nhân thúc đẩy tình trạng bất ổn triền miên này là sự tức giận, đặc biệt là từ những người lao động được trả lương thấp với gánh nặng thu nhập hộ gia đình và tin rằng ông Macron không muốn lắng nghe người dân nghèo và chỉ cải cách có lợi cho người giàu.
“Họ không có quyền để chúng tôi rơi vào tình trạng tồi tệ như thế này”, người biểu tình Francois Cordier nói. “Chúng tôi đã chán ngấy với việc lúc nào cũng phải thanh toán các loại hoá đơn, chúng tôi đã chịu đủ sự nô lệ này rồi, chúng tôi phải sống được bằng lương của mình mới đúng.”
Phát ngôn viên chính phủ, ông Benjamin Griveaux phải trốn khỏi văn phòng qua cửa sau khi một số ít người biểu tình đột nhập vào khu nhà và đập phá các phương tiện. Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner cho biết khoảng 50.000 người đã xuống đường ở khắp các thành phố trên toàn quốc, bao gồm cả Bordeaux, Toulouse, Rouen và Marseille.
Số người biểu tình ngày 5/1 cao hơn dịp năm mới, nhưng chỉ bằng một phần nhỏ so với những tuần biểu tình đầu tiên.
Ngày 10/12/2018, trước áp lực của làn sóng biểu tình, Tổng thống Pháp Macron hứa giảm thuế cho người nghỉ hưu, tăng lương cho những người lao động nghèo nhất và loại bỏ việc tăng thuế nhiên liệu theo kế hoạch, ước tính làm giảm đóng góp vào Kho bạc 10 tỷ euro (11 tỷ USD). Đó là bước nhượng bộ lớn đầu tiên của vị Tổng thống trẻ được bầu 18 tháng trước đó, phá vỡ truyền thống chính trị của Pháp và nền kinh tế tự do được kiểm soát chặt chẽ, theo Reuters.
Trong bài phát biểu đêm giao thừa 2019, ông Macron tuyên bố sẽ tiếp tục với chương trình cải cách của mình, nói rằng: “Chúng ta không thể làm việc ít hơn, kiếm nhiều tiền hơn, cắt giảm thuế và tăng chi tiêu.”
Khẩu hiệu "nước Pháp không phải để bán" của những người biểu tình. (Ảnh: Reuters).