1. Bộ tộc Kogi có dân số khoảng 20.500 người sống trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia. Đây là dãy núi sát bờ biển cao nhất thế giới, quanh năm mây mù bao phủ, gần như còn nguyên vẹn từ mấy nghìn năm nay. Ảnh: DW.Người Kogi vẫn giữ những nét văn hóa riêng, sống tách biệt, không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu có, họ cũng chỉ giới hạn tiếp xúc với những bộ tộc lân cận sống cùng dãy núi. Ảnh: DW.Bộ tộc Kogi thường sống trong các túp lều hình tròn, làm bằng thân cây gỗ xếp xung quanh, mái lợp bằng lá, có một cửa ra vào. Mỗi gia đình thường có hai lều, một lều cho đàn ông, một lều cho phụ nữ và trẻ em. Ảnh: MK.Nhờ việc ăn chay trường, lối sống hòa hợp cùng thiên nhiên mà những người bộ tộc Kogi có tuổi thọ trung bình lên đến 100 tuổi, gần như không mắc bệnh tật gì trong suốt cuộc đời. Ảnh: Alamy.2. Bộ tộc Korowai ở Papua có khoảng 2.000 đến 3.000 người sống biệt lập với thế giới bên ngoài. Không giống như các bộ tộc khác xây nhà trên đất, bộ tộc Korowai sống trong những ngôi nhà trên cây. Ngôi nhà này của bộ tộc Korowai được gọi là rumah tinggi. Ảnh: AI.Bộ tộc Korowai xây nhà trên cây ở độ cao cách mặt đất khoảng 12 đến 35 mét. Họ sử dụng những vật liệu có thể tìm thấy trong rừng, chẳng hạn như vỏ cây, gỗ, cành cây..., chỉ mất khoảng 2 đến 7 ngày để hoàn thành ngôi nhà trên cây. Sống ở vị trí biệt lập, họ giữ nguyên được truyền thống văn hóa lâu đời. Ảnh: Wikipedia.3. Tộc người Sentinelese, Ấn Độ: Bộ tộc Sentinelese thường được biết đến là cộng đồng biệt lập nhất thế giới, họ sống ẩn dật trên hòn đảo Bắc Sentinel và chống lại người ngoài một cách bạo lực. Ảnh: IC.Theo ước tính, dân số bộ tộc này ngày nay có thể dao động từ 50 đến 200 người và họ duy trì cuộc sống bằng săn bắn và hái lượm, đánh cá và lựa chọn các phương pháp săn bắn truyền thống khác. Ảnh: SI.4. Bộ tộc Yaifo ở Papua New Guinea: Theo hồ sơ, có thể có tới 40 bộ tộc không liên lạc ở Papua New Guinea, họ chủ yếu theo lối sống săn bắn hái lượm. Sự tiếp xúc của họ với thế giới bên ngoài gần như bằng không hoặc rất hạn chế. Chẳng hạn như, bộ tộc Yaifo thường tránh tiếp xúc với người ngoài cho đến khi một nhà thám hiểm người Anh liên lạc được với họ. Ảnh: Mirror.5. Bộ tộc Mashco Piro, Peru: Theo báo cáo, khoảng 15 bộ lạc không tiếp xúc với bên ngoài ở Peru, bao gồm cả Mashco Piro, tất cả đều phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn khi ngành khai thác dầu và khai thác gỗ phát triển. Ảnh: NY.Có thông tin cho rằng Mashco Piro thường giữ khoảng cách với người ngoài. Theo truyền thống, họ dựa vào việc săn bắt và thu thập trứng rùa để kiếm ăn. Ước tính, dân số của bộ tộc này chỉ dưới 800 người. Ảnh: CD.>>> Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ bộ lạc không có đàn ông, phụ nữ sinh con theo cách lạ
1. Bộ tộc Kogi có dân số khoảng 20.500 người sống trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia. Đây là dãy núi sát bờ biển cao nhất thế giới, quanh năm mây mù bao phủ, gần như còn nguyên vẹn từ mấy nghìn năm nay. Ảnh: DW.
Người Kogi vẫn giữ những nét văn hóa riêng, sống tách biệt, không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu có, họ cũng chỉ giới hạn tiếp xúc với những bộ tộc lân cận sống cùng dãy núi. Ảnh: DW.
Bộ tộc Kogi thường sống trong các túp lều hình tròn, làm bằng thân cây gỗ xếp xung quanh, mái lợp bằng lá, có một cửa ra vào. Mỗi gia đình thường có hai lều, một lều cho đàn ông, một lều cho phụ nữ và trẻ em. Ảnh: MK.
Nhờ việc ăn chay trường, lối sống hòa hợp cùng thiên nhiên mà những người bộ tộc Kogi có tuổi thọ trung bình lên đến 100 tuổi, gần như không mắc bệnh tật gì trong suốt cuộc đời. Ảnh: Alamy.
2. Bộ tộc Korowai ở Papua có khoảng 2.000 đến 3.000 người sống biệt lập với thế giới bên ngoài. Không giống như các bộ tộc khác xây nhà trên đất, bộ tộc Korowai sống trong những ngôi nhà trên cây. Ngôi nhà này của bộ tộc Korowai được gọi là rumah tinggi. Ảnh: AI.
Bộ tộc Korowai xây nhà trên cây ở độ cao cách mặt đất khoảng 12 đến 35 mét. Họ sử dụng những vật liệu có thể tìm thấy trong rừng, chẳng hạn như vỏ cây, gỗ, cành cây..., chỉ mất khoảng 2 đến 7 ngày để hoàn thành ngôi nhà trên cây. Sống ở vị trí biệt lập, họ giữ nguyên được truyền thống văn hóa lâu đời. Ảnh: Wikipedia.
3. Tộc người Sentinelese, Ấn Độ: Bộ tộc Sentinelese thường được biết đến là cộng đồng biệt lập nhất thế giới, họ sống ẩn dật trên hòn đảo Bắc Sentinel và chống lại người ngoài một cách bạo lực. Ảnh: IC.
Theo ước tính, dân số bộ tộc này ngày nay có thể dao động từ 50 đến 200 người và họ duy trì cuộc sống bằng săn bắn và hái lượm, đánh cá và lựa chọn các phương pháp săn bắn truyền thống khác. Ảnh: SI.
4. Bộ tộc Yaifo ở Papua New Guinea: Theo hồ sơ, có thể có tới 40 bộ tộc không liên lạc ở Papua New Guinea, họ chủ yếu theo lối sống săn bắn hái lượm. Sự tiếp xúc của họ với thế giới bên ngoài gần như bằng không hoặc rất hạn chế. Chẳng hạn như, bộ tộc Yaifo thường tránh tiếp xúc với người ngoài cho đến khi một nhà thám hiểm người Anh liên lạc được với họ. Ảnh: Mirror.
5. Bộ tộc Mashco Piro, Peru: Theo báo cáo, khoảng 15 bộ lạc không tiếp xúc với bên ngoài ở Peru, bao gồm cả Mashco Piro, tất cả đều phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn khi ngành khai thác dầu và khai thác gỗ phát triển. Ảnh: NY.
Có thông tin cho rằng Mashco Piro thường giữ khoảng cách với người ngoài. Theo truyền thống, họ dựa vào việc săn bắt và thu thập trứng rùa để kiếm ăn. Ước tính, dân số của bộ tộc này chỉ dưới 800 người. Ảnh: CD.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ bộ lạc không có đàn ông, phụ nữ sinh con theo cách lạ