Bất lực trước việc tìm danh tính của những nhân vật này

Google News

Không ai biết gì về họ đằng sau những câu chuyện đấy. Họ luôn là những người nổi tiếng vô danh.

Người phụ nữ Babushka trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy
Vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy vào năm 1963 là nguồn gốc của các thuyết âm mưu và nhiều mối nghi không ngừng nghỉ. “Người phụ nữ Babushka" là người không được biết đến trong vụ ám sát có thể đã chụp ảnh được toàn bộ sự kiện bất hạnh này. Bà được đặt tên theo chiếc khăn trùm đầu đang đội là "babushka" có nghĩa là người phụ nữ già ở Nga.
Bat luc truoc viec tim danh tinh cua nhung nhan vat nay
 
Theo các nhân chứng, bà sở hữu một chiếc máy ảnh. Điều này cũng đã được xác nhận bởi cuốn băng ghi lại vụ ám sát. Điều kỳ lạ nhất về bà là sau khi chụp hình hầu hết các nhân chứng đang chạy trốn, bà vẫn đứng như thể mà không hề cảm thấy phiền lòng.
Cho tới ngày nay, bà vẫn chưa được xác định danh tính và cũng không có hình ảnh nào thêm nữa. Tuy nhiên, người phụ nữ nổi tiếng vô danh đã trở thành một trong những nhân chứng nổi tiếng nhất của vụ ám sát J.F.K.
Bóng người ở Hiroshima
Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ đã thả một quả bom hạt nhân ở Hiroshima, Nhật Bản. Quả bom này đã giết chết 70.000 người ngay lập tức. Nó tạo ra sức nhiệt không thể tưởng tượng được, quá nhiều người đã bị thiêu rụi để lại bóng tối ám ảnh bao chùm lên những vật thể quanh họ.
Bat luc truoc viec tim danh tinh cua nhung nhan vat nay-Hinh-2
 
Có một người với cây gậy đang đi bộ, người đó có thể đang leo lên cầu thang và bị cháy đến chết chỉ trong một phần giây, thân thể bị bốc cháy của người đó đã mang một bóng tối vĩnh viễn. "Bóng hạt nhân" này nói cho chúng ta biết về một thành phố ồn ào có những con người đang làm công việc buổi sáng đã bị hủy hoại chỉ trong một tích tắc.
Không có cách nào để nắm được danh của người này, nhưng người đó đã bất khuất sự thù địch của chiến tranh và sự yếu đuối của cuộc sống con người. Có lẽ đây chỉ là một người bình thường khi còn sống, nhưng sau cái chết, cái bóng của người đó đã trở thành biểu tượng của thảm kịch hạt nhân.
Người Do thái cuối cùng ở Vinnitsa
Trong những năm đầu của thập niên 1940, khi Chiến tranh Thế giới II đang ở đỉnh điểm, Đức quốc xã đã lên kế hoạch diệt chủng một cách có hệ thống những người Do thái. Các khu vực của châu Âu bị chiếm đóng bởi Đức đã bị thanh trùng sắc tộc người Do thái.
Bat luc truoc viec tim danh tinh cua nhung nhan vat nay-Hinh-3
 
Bức ảnh biểu tượng này mang tên "Người Do thái cuối cùng ở Vinnitsa" là hình ảnh một người đàn ông Do thái ở thành phố Vinnytsia của Ukranian. Khoảng 28.000 người Do thái đã bị giết ở Vinnitsa và các khu vực xung quanh.
Bức ảnh này gợi lên cảm giác ớn lạnh. Có một người đàn ông bất lực đang ngồi trên mép của ngôi mộ nhân tạo mà không hề có biểu lộ gì trên khuôn mặt và không thể làm được gì khác mà chỉ biết chấp nhận số phận của mình. Cuối cùng anh trở thành biểu tượng đau đớn của một người Do thái bất lực.
Người tình bất tử trong trang giấy của thiên tài
Những người vô danh nổi tiếng trong lịch sử và được nói đến ngày nay vẫn không chỉ giới hạn ở trong những cuộc chiến tranh. "Người tình bất tử" là người nhận bức thư viết tay của nhà soạn nhạc huyền thoại và nghệ sĩ dương cầm, Beethoven. Bức thư mười trang này được viết vào ngày mùng 6 hoặc mùng 7 tháng 7 năm 1812.
Bởi vị thiên tài âm nhạc này là một hiện tượng văn hóa có ảnh hưởng nhất trong thời đại ông, nên người nhận được thư đã trở thành chủ đề gây tò mò. Các học giả không bao giờ có thể đoán ra đó là ai.
Câu chuyện là nguồn cảm hứng cho bộ phim năm 1994 cùng tên. Từ bức thư, rõ ràng là hai người yêu nhau đã luôn liên lạc, nhưng có lẽ không thường xuyên. Rõ ràng, ý tưởng về cuộc sống chung của họ là điều không thể đạt được. Tình yêu của người phụ nữ của Beethoven là một ý tưởng thơ của một số tác phẩm văn học và nghiên cứu. Nàng minh họa cho một tình nhân bất hạnh của một nhạc công xuất sắc mà không bao giờ có thể có được nàng.
Câu thần chú của Roland Doe
Thần chú là chủ đề yêu thích của những bộ phim kinh dị. Đây là một hoạt động tôn giáo mà người ta cho rằng quỷ sẽ bị đuổi ra khỏi người bị chiếm hữu. Nhưng ít người biết răng thực tế là nhiều bộ phim được lấy cảm hứng từ những sự kiện trong đời thực.
Một trong những nghi thức gây tranh cãi này đã thu hút những bộ phim như The Exorcist (1973). Một cậu bé 14 tuổi đã bị các linh mục bắt chịu niệm thần chú trong Missouri vào năm 1949. Để bảo vệ danh tính của mình, cậu bé này đã được lấy bút danh là Roland Doe. Theo một linh mục và cũng là người cuối cùng còn sống sót trong nghi lễ, không hoàn toàn chắc chắn cậu bé đã bị chiếm hữu.
Nguyên nhân về các sự kiện của nghi lễ gần như đã trở thành nguồn gốc của những cảnh tiêu chuẩn trong phim và sách kinh dị. Tuy nhiên, không bao giờ có thể kết luận cậu bé xấu số này là ai, và cậu đã thực sự phải chịu đựng những gì. Cậu bé đã trở thành một nguồn chủ đề vô tận và lâu dài cho các loại tiểu thuyết siêu nhiên.
Nụ hôn trên quảng trường Thời đại
Một biểu tượng tình yêu và hòa bình khác là bức ảnh có tên "Ngày V-J ở Quảng trường Thời đại" hay "Nụ hôn". Giống như "Người đàn ông nhảy múa", đó là một người đàn ông và một người phụ nữ đang chào mừng ngày kết thúc Thế chiến II. Hình ảnh miêu tả một thủy thủ mặc áo xanh và một y tá mặc đồng phục trắng hôn nhau đã trở thành một trong những hình ảnh được sao bản nhiều nhất trong lịch sử. Họ không hề quen biết nhau trước đây.
Một số nam giới và phụ nữ đã lên tiếng khẳng định họ có mặt trong bức tranh. Nhưng đến thời điểm này, không ai được xác định rõ ràng. Nhiếp ảnh gia, Eisenstaedt, là người tiên phong trong lĩnh vực báo ảnh nói rằng một cô gái tên là Shain có thể là người phụ nữ trong bức ảnh đó. Anh ấy thậm chí còn gửi cho cô cuốn sách mà mình sáng tác.
Bức ảnh từ đó đã là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm điêu khắc như "Unconditional Surrender" được trưng bày ở nhiều thành phố của Hoa Kỳ. Mặc dù không bao giờ xác nhận được người đàn ông và phụ nữ trong bức tranh đó là ai, nhưng nó đã trở thành biểu tượng của tình yêu.
Người phụ nữ cài hoa lên nòng súng
Chiến tranh đã để lại những kỷ ức khủng khiếp trong tâm hồn của người còn sống. Nhưng những người sống sót chọn hòa bình lại truyền cảm hứng cho các thế hệ mai sau. "Sức mạnh của hoa" là một bức ảnh lịch sử mô tả một người biểu tình Chiến tranh Việt Nam đã cắm một cây hoa cẩm chướng vào họng súng trường của người lính giữ.
Người đàn ông này không bao giờ có thể được xác nhận là ai, còn nhiếp ảnh gia, Bernie Boston, đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây là một trong những hình ảnh được sao chép nhiều nhất mọi thời đại. Nó tượng trưng cho điều sâu thẳm bên trong của những con người khao khát hòa bình và tình hữu giao thiệp.
Người đàn ông cắm hoa vào họng súng đã trở thành biểu tượng của phong trào chống chiến tranh những năm 1960. Kể từ đó, những người biểu tình đã sử dụng hoa, cờ, và đồ chơi thay vì đạn dược vì chúng không mang lại hòa bình thế giới.

Theo Thùy Dung/Phununews

>> xem thêm

Bình luận(0)