Pripyat, Ukraina: Một trong những nơi rùng rợn, ma quái bậc nhất thế giới là thị trấn ma Pripyat của Ukraine. Thảm họa hạt nhân năm 1986 đã khiến Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phải đóng cửa và tất cả cư dân ở vùng lân cận phải sơ tán đi nơi khác, bỏ lại đằng sau một vùng hoang tàn và chết chóc. (Ảnh: IT)Craco (Italy): Thị trấn lịch sử này có từ năm 540 trước Công nguyên, do những người Hy Lạp di cư xây dựng. Qua nhiều thế kỷ, thị trấn phát triển không ngừng. Đến năm 1980, nơi đây hoàn toàn bị bỏ hoang sau một trận động đất lớn. Ngày nay, Craco tuy không có người ở nhưng lại là một điểm du lịch hấp dẫn.Glenrio (Texas/New Mexico, Mỹ): Nằm ở biên giới của 2 tiểu bang Texas và New Mexico, Glenrio ban đầu là một thị trấn đường sắt sầm uất. Sau khi xa lộ Interstate 40 được xây dựng, không còn ai đi qua tuyến đường này khiến Glenrio dần bị bỏ hoang và trở thành một "thị trấn ma".Oradour-sur-Glane, Pháp: Tên thị trấn Oradour-sur-Glane vẫn gắn liền với cuộc thảm sát của Phát xít Đức tại đây hồi Thế chiến II. Những đống đổ nát của thị trấn này vẫn giữ y nguyên như một minh chứng cho nỗi đau của phụ nữ, trẻ con và đàn ông trong thị trấn này bị giết hại ngày 10/6/1944.Kolmanskop, Namibia: Thị trấn bị bỏ hoang này ngày nay là địa điểm hút khách du lịch và là sân chơi cho các nhiếp ảnh gia.Bannack, Montana, Mỹ: Nơi này cách đây 150 năm từng là thị trấn đào vàng sôi động với 10.000 người dân sinh sống. Tuy nhiên, một trận hỏa hoạn đã khiến nơi đây thành "thị trấn ma" dành cho du khách hiếu kỳ.Belchite, Tây Ban Nha: Ngôi làng hoang phế Belchite thuộc tỉnh Saragosse, phía bắc Tây Ban Nha, là chứng tích của thời nội chiến ở nước này. Nó đã bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc nội chiến giữa chính quyền và lực lượng nổi dậy vào năm 1937.Kolmanskop (Namibia): Năm 1908, thị trấn Kolmanskop được thành lập với mục đích chính là khai thác kim cương ầm uất. Sau Thế chiến thứ 2, mỏ kim cương dần cạn kiệt, Kolmanskop đã bị bỏ hoang hoàn toàn năm 1956. Du khách cần có giấy phép nếu muốn vào tham quan nơi này.Ani, Thổ Nhĩ Kỳ: Nằm ở giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, thành phố Ani từng một thời là đô thị phát triển huy hoàng, với hơn 200 nghìn cư dân Armenia sinh sống. Sau nhiều cuộc chiến tranh, thành phố này gần như bị xóa sổ. Cuối cùng, đến giữa thế kỷ thứ VIII, người dân rời bỏ Ani và nó trở thành thành phố chết.Akarmara (Abkhazia/Georgia): Akarmara là một thị trấn khai thác than quan trọng trong Thế chiến 2. Tuy nhiên, xung đột vũ trang cùng với nền kinh tế suy giảm khiến các mỏ đồng phải đóng cửa và nơi này bị bỏ hoang. Ngày nay, Akarmara lại thu hút du khách trải nghiệm nét kiến trúc thời Liên Xô cũ. >>> Mời độc giả xem thêm video: Thị trấn “sang chảnh”, nơi người dân “cưỡi” máy bay đi ăn sáng
Pripyat, Ukraina: Một trong những nơi rùng rợn, ma quái bậc nhất thế giới là thị trấn ma Pripyat của Ukraine. Thảm họa hạt nhân năm 1986 đã khiến Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phải đóng cửa và tất cả cư dân ở vùng lân cận phải sơ tán đi nơi khác, bỏ lại đằng sau một vùng hoang tàn và chết chóc. (Ảnh: IT)
Craco (Italy): Thị trấn lịch sử này có từ năm 540 trước Công nguyên, do những người Hy Lạp di cư xây dựng. Qua nhiều thế kỷ, thị trấn phát triển không ngừng. Đến năm 1980, nơi đây hoàn toàn bị bỏ hoang sau một trận động đất lớn. Ngày nay, Craco tuy không có người ở nhưng lại là một điểm du lịch hấp dẫn.
Glenrio (Texas/New Mexico, Mỹ): Nằm ở biên giới của 2 tiểu bang Texas và New Mexico, Glenrio ban đầu là một thị trấn đường sắt sầm uất. Sau khi xa lộ Interstate 40 được xây dựng, không còn ai đi qua tuyến đường này khiến Glenrio dần bị bỏ hoang và trở thành một "thị trấn ma".
Oradour-sur-Glane, Pháp: Tên thị trấn Oradour-sur-Glane vẫn gắn liền với cuộc thảm sát của Phát xít Đức tại đây hồi Thế chiến II. Những đống đổ nát của thị trấn này vẫn giữ y nguyên như một minh chứng cho nỗi đau của phụ nữ, trẻ con và đàn ông trong thị trấn này bị giết hại ngày 10/6/1944.
Kolmanskop, Namibia: Thị trấn bị bỏ hoang này ngày nay là địa điểm hút khách du lịch và là sân chơi cho các nhiếp ảnh gia.
Bannack, Montana, Mỹ: Nơi này cách đây 150 năm từng là thị trấn đào vàng sôi động với 10.000 người dân sinh sống. Tuy nhiên, một trận hỏa hoạn đã khiến nơi đây thành "thị trấn ma" dành cho du khách hiếu kỳ.
Belchite, Tây Ban Nha: Ngôi làng hoang phế Belchite thuộc tỉnh Saragosse, phía bắc Tây Ban Nha, là chứng tích của thời nội chiến ở nước này. Nó đã bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc nội chiến giữa chính quyền và lực lượng nổi dậy vào năm 1937.
Kolmanskop (Namibia): Năm 1908, thị trấn Kolmanskop được thành lập với mục đích chính là khai thác kim cương ầm uất. Sau Thế chiến thứ 2, mỏ kim cương dần cạn kiệt, Kolmanskop đã bị bỏ hoang hoàn toàn năm 1956. Du khách cần có giấy phép nếu muốn vào tham quan nơi này.
Ani, Thổ Nhĩ Kỳ: Nằm ở giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, thành phố Ani từng một thời là đô thị phát triển huy hoàng, với hơn 200 nghìn cư dân Armenia sinh sống. Sau nhiều cuộc chiến tranh, thành phố này gần như bị xóa sổ. Cuối cùng, đến giữa thế kỷ thứ VIII, người dân rời bỏ Ani và nó trở thành thành phố chết.
Akarmara (Abkhazia/Georgia): Akarmara là một thị trấn khai thác than quan trọng trong Thế chiến 2. Tuy nhiên, xung đột vũ trang cùng với nền kinh tế suy giảm khiến các mỏ đồng phải đóng cửa và nơi này bị bỏ hoang. Ngày nay, Akarmara lại thu hút du khách trải nghiệm nét kiến trúc thời Liên Xô cũ.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Thị trấn “sang chảnh”, nơi người dân “cưỡi” máy bay đi ăn sáng