Ngày 16/7/1945, tuần dương hạm USS Indianapolis lớp Portland do thuyền trưởng Charles B. McVay III chỉ huy, mang theo uranium và các thành phần khác của bom nguyên tử rời cảng San Francisco tiến đến căn cứ không quân Mỹ ở đảo Tinian, chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Nhật Bản.
Do là một nhiệm vụ tuyệt mật nên USS Indianapolis đi mà không có bất cứ tàu hộ tống nào đi kèm để tránh đánh động máy bay và tàu ngầm Nhật Bản.
|
Tuần dương hạm USS Indianapolis. |
Nhưng đến ngày 30/7/1945, USS Indianapolis khi đi qua đảo Palau, một đảo quốc ở Thái Bình Dương và cách Philippines khoảng 800 km về phía đông thì bị một tàu ngầm của Nhật phát hiện và phóng thủy lôi đánh chìm.
1.196 người trên tàu trong đó có khoảng 300 thủy thủ chìm theo tàu. Chỉ có khoảng 900 người kịp nhảy xuống biển trước khi con tàu chìm hẳn xuống đáy biển.
Do USS Indianapolis đang thực hiện nhiệm vụ tuyệt mật nên Hải quân Mỹ không hề hay biết việc nó bị đánh chìm. Gần 900 con người vì vậy phải chống chọi trên biển cho đến khi đội bay PV-1 Ventura phát hiện họ sau đó 4 ngày.
Nhưng chỉ có 316 người sống sót, một số người mất tích trong khi số còn lại bỏ mạng vì bị cá mập tấn công hoặc đuối nước. Vụ việc USS Indianapolis bị đánh chìm từ đó trở thành một trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ.
Tất cả tưởng như chỉ dừng ở đó cho tới khi một số tờ báo hàng chục năm sau đó loan tin phát hiện 25 thủy thủ trên USS Indianapolis ở phía nam đảo Sibis.
|
Bức ảnh được cho là chụp lại 25 thủy thủ bị cho là ảnh giả. |
Cụ thể, tháng 7/1991, một đội thuyền đánh cá của Philippines khi đang hành nghề ở khu vực này thì phát hiện 25 người đang ngồi thất thần trên một chiếc xuống cứu hộ.
Sau khi được đưa lên tàu cá. những người này khẳng định họ là những người may mắn sống sót trên Indianapolis sau khi tuần dương hạm của Mỹ bị tàu ngầm Nhật đánh chìm. Điều kỳ lạ là những người này này không hề già đi so với thời điểm họ mất tích vào năm 1945. Ngạc nhiên hơn nữa là cả 25 người đều khẳng định họ lênh đênh trên biển 1 ngày đêm.
Nhiều người sau khi nghe về câu chuyện này khẳng định đây là minh chứng cho sự tồn tại của lỗ hổng thời gian. Theo đó, các thủy thủ này lạc vào vùng không gian không xác định khiến 1 ngày đêm trên xuồng cứu hộ của họ bằng 46 năm ngoài hiện thực.
Nhưng một số ý kiến lại cho rằng đây chỉ là câu chuyện bịp bợm. Bằng chứng mà họ đưa ra là tấm ảnh được cho là chụp lại 25 sĩ quan và thủy thủ trên con thuyền cứu hộ.
Dễ dàng nhận thấy trong tấm ảnh này, những người ngồi trên tàu hều hết là phụ nữ và cũng không ai mặc áo sĩ quan hay thủy thủ trong khi chiếc xuồng cứu sinh có những đặc điểm của loại xuồng chỉ có ở đầu thế kỷ 20.
Quan trọng hơn cả hải quân Mỹ chưa bao giờ xác nhận thông tin này và tất cả những điều mà người ta biết đến chỉ là những chi tiết được ghép nối và đồn thổi trên báo chí.