1. Sea Ice Runway, McMurdo Sound, Nam Cực. Còn được gọi là "The Ice", Sea Ice Runaway là đường băng trên băng đá hoàn toàn theo nghĩa đen. Đường băng này có thể có một số chỗ nứt do sức nặng của máy bay. Khi nhiệt độ tăng và băng tan, về cơ bản thì ở đây không có đường băng để hạ cánh.2. Sân bay Quốc tế Princess Juliana, đảo Saint Martin, Caribbe. Sân bay Quốc tế Princess Juliana tại hòn đảo Saint Martin, Caribbe có thể đáng sợ hơn đối với với những người đang tắm nắng trên bãi biển so với hành khách trên máy bay. Sân bay này có đường băng ngắn với một đầu kết thúc ngay trên bãi biển. Điều này có nghĩa là máy bay phải bay rất thấp, gây gió mạnh và tiếng ồn lớn với những người trên bãi biển.3. Sân bay Paro, Paro, Bhutan. Sân bay quốc tế duy nhất của quốc gia Nam Á là Paro, nằm ở độ cao 2.235m so với mực nước biển và bao quanh bởi các ngọn núi thuộc dãy Himalaya cao hơn 4.800m. Việc hạ cánh xuống đây nguy hiểm tới mức chỉ một số phi công đủ điều kiện mới được phép thực hiện.4. Sân bay Barra, Eoligarry, Scotland. Tới sân bay Barra tại Scotland, ngoài việc phải hạ cánh xuống bãi biển đầy cát, máy bay còn phải bay theo thời gian của thủy triều. "Đường băng" của sân bay sẽ hoàn toàn biến mất khi thủy triều lên.5. Sân bay Juancho E. Yrausquin , Zion's Hill, đảo Saba, Hà Lan. Không chỉ phải đối phó với những dãy núi gió lồng lộng quanh sân bay Juancho E. Yrausquin, phi công còn phải đủ tỉnh táo để hạ cánh xuống đường băng chỉ dài 400m với đầu cuối là biển ở đây.6. Sân bay Narsaruaq Airport, Narsarsuaq, Greenland. Bao quanh bởi các vịnh hẹp, sân bay Narsaruaq của Greenland là thách thức lớn với phi công khi thường xuyên có gió mạnh và chỉ được cất-hạ cánh vào ban ngày. Phi công cũng phải bẻ lái 90 độ để rẽ vào đường băng - điều khó thực hiện trong điều kiện gió to.7. Sân bay Quốc tế Gibraltar, Gibraltar (lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh). Ngoài việc kết thúc ở một bến cảng, đường băng của sân bay này bao quanh bởi những ngọn núi khổng lồ và con phố đông đúc. Đường băng của sân bay này cắt với Winston Churchill Avenue - một trong những con phố đông nhất tại Gibraltar. Mỗi khi có máy bay hạ cánh, các con phố xung quanh đều tạm thời được chặn lại.8. Sân bay Madeira, Madeira, Bồ Đào Nha. Đây nổi tiếng là một trong những sân bay nguy hiểm nhất tại châu Âu. Phi công hạ cánh tại sân bay Madeira của Bồ Đào Nha phải cực kỳ khéo léo để điều khiến máy bay qua đường băng nằm giữa những ngọn đồi và biển. Đường băng này nổi tiếng với gió to và độ ngắn đến mức bất hợp lý - dù năm 2003 đã được mở rộng dài ra 200m. Do đó, phi công thường phải ngoặt phải gấp để tránh lao xuống Đại Tây Dương.9. Sân bay Qamdo Bamda, Baxoi, Qamdo, Tây Tạng, Trung Quốc. Dù không còn là sân bay cao nhất thế giới (danh hiệu thuộc về sân bay Daocheng Yading của Trung Quốc), sân bay Qamdo Bamda ở Tây Tạng vẫn nằm khá cao 4.333m so với mực nước biển và có không khí loãng, khiến cho việc hạ cánh khá khó khăn. Chính vì vậy, đây cũng là sân bay có đường băng dài nhất thế giới, tới 5,47km.10. Sân bay Gustaf III, St. Barths, Caribbe. Sân bay Gustaf III, tại đảo St. Barths có đường băng chỉ dài 640m và kết thúc trên bãi biển đầy du khách.11. Matekane Air Strip, Matekane, Lesotho. Đường băng tại sân bay Matekane Air Strip tại Lesotho, châu Phi chỉ dài chưa đầy 400m nhưng lại có đoạn dốc xuống tới hơn 600m ở đầu cuối.12. Sân bay Quốc tế Ketchikan, Ketchikan, Alaska, Mỹ. Ngoài việc có đường băng siêu ngắn, sân bay quốc tế Ketchikan, bang Alaska của Mỹ còn nằm trong điều kiện thời tiết giá lạnh với lượng mưa ít ỏi mỗi năm. Xung quanh đây là những dãy núi và biển, tạo ra gió mạnh, gây khó khăn cho việc hạ cánh.13. Sân bay Tenzing-Hillary, Lukla, Nepal. Sân bay Tenzing-Hillary tại Lukla, Nepal, không chỉ nằm ở độ cao 2.860m so với mực nước biển mà còn là sân bay có đường băng dốc nhất thế giới. Đó là lý do các máy bay chỉ được cất - hạ cánh ở đây vào ban ngày, trong điều kiện thời tiết cho phép.14. Sân bay Courchevel, Courchevel, Pháp. Tại Pháp, sân bay Courchevel không chỉ có đường băng siêu ngắn - chỉ 544m, mà còn rất dốc với độ dốc 18,5%.
1. Sea Ice Runway, McMurdo Sound, Nam Cực. Còn được gọi là "The Ice", Sea Ice Runaway là đường băng trên băng đá hoàn toàn theo nghĩa đen. Đường băng này có thể có một số chỗ nứt do sức nặng của máy bay. Khi nhiệt độ tăng và băng tan, về cơ bản thì ở đây không có đường băng để hạ cánh.
2. Sân bay Quốc tế Princess Juliana, đảo Saint Martin, Caribbe. Sân bay Quốc tế Princess Juliana tại hòn đảo Saint Martin, Caribbe có thể đáng sợ hơn đối với với những người đang tắm nắng trên bãi biển so với hành khách trên máy bay. Sân bay này có đường băng ngắn với một đầu kết thúc ngay trên bãi biển. Điều này có nghĩa là máy bay phải bay rất thấp, gây gió mạnh và tiếng ồn lớn với những người trên bãi biển.
3. Sân bay Paro, Paro, Bhutan. Sân bay quốc tế duy nhất của quốc gia Nam Á là Paro, nằm ở độ cao 2.235m so với mực nước biển và bao quanh bởi các ngọn núi thuộc dãy Himalaya cao hơn 4.800m. Việc hạ cánh xuống đây nguy hiểm tới mức chỉ một số phi công đủ điều kiện mới được phép thực hiện.
4. Sân bay Barra, Eoligarry, Scotland. Tới sân bay Barra tại Scotland, ngoài việc phải hạ cánh xuống bãi biển đầy cát, máy bay còn phải bay theo thời gian của thủy triều. "Đường băng" của sân bay sẽ hoàn toàn biến mất khi thủy triều lên.
5. Sân bay Juancho E. Yrausquin , Zion's Hill, đảo Saba, Hà Lan. Không chỉ phải đối phó với những dãy núi gió lồng lộng quanh sân bay Juancho E. Yrausquin, phi công còn phải đủ tỉnh táo để hạ cánh xuống đường băng chỉ dài 400m với đầu cuối là biển ở đây.
6. Sân bay Narsaruaq Airport, Narsarsuaq, Greenland. Bao quanh bởi các vịnh hẹp, sân bay Narsaruaq của Greenland là thách thức lớn với phi công khi thường xuyên có gió mạnh và chỉ được cất-hạ cánh vào ban ngày. Phi công cũng phải bẻ lái 90 độ để rẽ vào đường băng - điều khó thực hiện trong điều kiện gió to.
7. Sân bay Quốc tế Gibraltar, Gibraltar (lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh). Ngoài việc kết thúc ở một bến cảng, đường băng của sân bay này bao quanh bởi những ngọn núi khổng lồ và con phố đông đúc. Đường băng của sân bay này cắt với Winston Churchill Avenue - một trong những con phố đông nhất tại Gibraltar. Mỗi khi có máy bay hạ cánh, các con phố xung quanh đều tạm thời được chặn lại.
8. Sân bay Madeira, Madeira, Bồ Đào Nha. Đây nổi tiếng là một trong những sân bay nguy hiểm nhất tại châu Âu. Phi công hạ cánh tại sân bay Madeira của Bồ Đào Nha phải cực kỳ khéo léo để điều khiến máy bay qua đường băng nằm giữa những ngọn đồi và biển. Đường băng này nổi tiếng với gió to và độ ngắn đến mức bất hợp lý - dù năm 2003 đã được mở rộng dài ra 200m. Do đó, phi công thường phải ngoặt phải gấp để tránh lao xuống Đại Tây Dương.
9. Sân bay Qamdo Bamda, Baxoi, Qamdo, Tây Tạng, Trung Quốc. Dù không còn là sân bay cao nhất thế giới (danh hiệu thuộc về sân bay Daocheng Yading của Trung Quốc), sân bay Qamdo Bamda ở Tây Tạng vẫn nằm khá cao 4.333m so với mực nước biển và có không khí loãng, khiến cho việc hạ cánh khá khó khăn. Chính vì vậy, đây cũng là sân bay có đường băng dài nhất thế giới, tới 5,47km.
10. Sân bay Gustaf III, St. Barths, Caribbe. Sân bay Gustaf III, tại đảo St. Barths có đường băng chỉ dài 640m và kết thúc trên bãi biển đầy du khách.
11. Matekane Air Strip, Matekane, Lesotho. Đường băng tại sân bay Matekane Air Strip tại Lesotho, châu Phi chỉ dài chưa đầy 400m nhưng lại có đoạn dốc xuống tới hơn 600m ở đầu cuối.
12. Sân bay Quốc tế Ketchikan, Ketchikan, Alaska, Mỹ. Ngoài việc có đường băng siêu ngắn, sân bay quốc tế Ketchikan, bang Alaska của Mỹ còn nằm trong điều kiện thời tiết giá lạnh với lượng mưa ít ỏi mỗi năm. Xung quanh đây là những dãy núi và biển, tạo ra gió mạnh, gây khó khăn cho việc hạ cánh.
13. Sân bay Tenzing-Hillary, Lukla, Nepal. Sân bay Tenzing-Hillary tại Lukla, Nepal, không chỉ nằm ở độ cao 2.860m so với mực nước biển mà còn là sân bay có đường băng dốc nhất thế giới. Đó là lý do các máy bay chỉ được cất - hạ cánh ở đây vào ban ngày, trong điều kiện thời tiết cho phép.
14. Sân bay Courchevel, Courchevel, Pháp. Tại Pháp, sân bay Courchevel không chỉ có đường băng siêu ngắn - chỉ 544m, mà còn rất dốc với độ dốc 18,5%.