Nằm ở trung tâm phía nam Châu Phi, nơi luôn được coi là một trong những khu vực bất ổn kể từ khi chấm dứt chế độ thuộc địa, Botswana là một quốc gia có nền chính trị ổn định trong khu vực.
Nhờ tận dụng mối quan hệ chiến lược với những công ty quốc tế để hưởng lợi kinh tế, quốc gia châu Phi này đã gặt hái được những thành công trong nhiều mặt và tạo được những bước tiến lớn trong xóa đói giảm nghèo. Giữa năm 1966 và 1999, Botswana đã đạt được mức tăng trưởng bình quân 9%, tỷ lệ cao nhất của thế giới hồi bấy giờ. Estonia đã thực sự nổi lên như một quốc gia ổn định trong khu vực. Sau nhiều năm lâm vào tình trạng trì trệ kinh tế cùng những bất ổn chính trị trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh, Estonia đã biến chuyển theo một hướng mới.
Năm ngoái, nước này đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng 2,4% trong khi các nước châu Âu đang sa lầy vào suy thoái kinh tế. Estonia đứng ở vị trí thứ 21 trong bản báo cáo Môi trường kinh doanh do Ngân hàng thế giới thực hiện, xếp thứ 32 về Chỉ số nhận thức tham nhũng. Uruguay cũng là quốc gia đã nhiều năm chìm trong bất ổn chính trị. Tuy nhiên, sau khi đi theo con đường dân chủ hồi cuối những năm 1980, quốc gia Nam Mỹ này đã gặt hái được những thành công nhất định liên quan tới sự công bằng, minh bạch trong việc thực thi luật pháp. Chile luôn được coi là quốc gia nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh. Tuy cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ chế độ thống trị độc tài hồi Chiến tranh Lạnh, nhưng sau đó, Chile đã có những chuyển biến tích cực khi theo đuổi con đường dân chủ.
Hai tổng thống gần đây nhất Michelle Bachelet và Sebastian Pinera đã có công rất lớn khi chèo lái đất nước tránh được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008. Hiện nay, Chile là nước đứng vị trí thứ hai trong khu vực Mỹ Latinh lọt bảng xếp hạng của Dự án Công Lý Thế giới. Quốc gia duy nhất ở châu Á lọt top 10 là Malaysia. Mặc dù có những bất ổn về chính trị trong nước, nhưng Malaysia đã có những thành công nhất định. GDP bình quân đầu người của nước này đạt 10000 USD/người/năm, một con số khá cao trong khu vực.
Ngoài ra, quốc gia này có tới tỷ lệ nhập học cấp tiểu học đạt 96%, và tuổi thọ bình quân là 74 tuổi. Trong Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu của Ngân hàng Thế giới, Malaysia đứng ở vị trí 12. Trong cuộc xâm lược của Nga, Georgia đã mất một số phần lãnh thổ như Nam Ossetia. Thêm vào đó, vụ scandal liên quan tới lạm dụng tù nhân gần đây đã thể hiện sự thiếu minh bạch trong hệ thống luật pháp ở quốc gia này. Tuy nhiên, Georgia vẫn nổi lên là một nước có tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ổn định.
Gần đây, nước này đã trải qua quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình và hiện duy trì một chế độ dân chủ khá hiệu quả. Bằng chứng rõ ràng nhất đó là Ngân hàng Thế giới xếp Georgia đứng ở vị trí thứ 9 trong bản báo cáo Môi trường kinh doanh toàn cầu, đứng thứ 7 trong các quốc gia có hệ thống đăng kí kinh doanh tốt nhất.Bị đình trệ trong nhiều thập kỉ dưới chế độ chủ nghĩa cộng sản, Slovenia đã có những chuyển biến tich cực sau khi chế độ này sụp đổ ở các nước Đông Âu. Slovenia vào NATO năm 2004, sau đó tham gia Eurozone năm 2007, và gia nhập nhóm những nước OECD năm 2010.
Quốc gia Đông Âu này nằm ở những vị trí cao trong những chỉ số về Dự án Công Lý Thế giới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm tới con số 14%. Trong hai thập kỷ qua, Slovenia đã có những bước tiến hết sức ấn tượng. Luôn nằm trong nhóm những cường quốc ở phương Tây và GDP đầu người luôn ở mức cao, Iceland luôn là ứng viên được xếp thứ hạng cao trong những bản báo cáo của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng và tình trạng trì trệ về chính trị đã khiến giới quan sát nghi ngờ năng lực của chính phủ này.
Tuy nhiên, mối nghi ngờ này nhanh chóng bị lãng quên. Bằng chứng là Iceland được xếp hạng thứ 11 về Chỉ số Nhận thức tham nhũng và 14 trong báo cáo Môi trường Kinh doanh. Một điểm lưu tâm nữa là sau cuộc suy thoái nghiêm trọng năm 2009-2010, nền kinh tế Iceland đã tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ ổn định. Mauritius có lẽ là cái tên còn khá xa lạ bởi nó chỉ là một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông của Madagascar với dân số chỉ khoảng 1,2 triệu người. Hồi thế kỉ 19, nước này đã đứng đầu danh sách các nước ở châu Phi trong bản báo cáo Môi trường Kinh doanh toàn cầu với hệ thống thu thuế tốt thứ 12 trên toàn thế giới.
Maurutius được cộng đồng quốc tế đánh giá khá cao trong việc thực thi những điều ước quốc tế cũng như việc đảm bảo những giao dịch thương mại hay đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, Mauritius chính là quốc gia chính đầu tư FDI vào Ấn Độ.
Nói đến Barbados, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới những kì nghỉ thư giãn bên bãi biển đầy nắng vàng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đất nước được coi là “thiên đường thuế” này lại có một chính phủ hoạt động khá tốt, tình hình chính trị ổn định, và không hề có nạn bạo lực.
Barbados xếp thứ 15 trong danh sách những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất trên thế giới và xếp thứ 31 trong danh sách những quốc gia có tình hình giao thương qua biên giới giảm.
Nằm ở trung tâm phía nam Châu Phi, nơi luôn được coi là một trong những khu vực bất ổn kể từ khi chấm dứt chế độ thuộc địa, Botswana là một quốc gia có nền chính trị ổn định trong khu vực.
Nhờ tận dụng mối quan hệ chiến lược với những công ty quốc tế để hưởng lợi kinh tế, quốc gia châu Phi này đã gặt hái được những thành công trong nhiều mặt và tạo được những bước tiến lớn trong xóa đói giảm nghèo. Giữa năm 1966 và 1999, Botswana đã đạt được mức tăng trưởng bình quân 9%, tỷ lệ cao nhất của thế giới hồi bấy giờ.
Estonia đã thực sự nổi lên như một quốc gia ổn định trong khu vực. Sau nhiều năm lâm vào tình trạng trì trệ kinh tế cùng những bất ổn chính trị trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh, Estonia đã biến chuyển theo một hướng mới.
Năm ngoái, nước này đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng 2,4% trong khi các nước châu Âu đang sa lầy vào suy thoái kinh tế. Estonia đứng ở vị trí thứ 21 trong bản báo cáo Môi trường kinh doanh do Ngân hàng thế giới thực hiện, xếp thứ 32 về Chỉ số nhận thức tham nhũng.
Uruguay cũng là quốc gia đã nhiều năm chìm trong bất ổn chính trị. Tuy nhiên, sau khi đi theo con đường dân chủ hồi cuối những năm 1980, quốc gia Nam Mỹ này đã gặt hái được những thành công nhất định liên quan tới sự công bằng, minh bạch trong việc thực thi luật pháp.
Chile luôn được coi là quốc gia nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh. Tuy cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ chế độ thống trị độc tài hồi Chiến tranh Lạnh, nhưng sau đó, Chile đã có những chuyển biến tích cực khi theo đuổi con đường dân chủ.
Hai tổng thống gần đây nhất Michelle Bachelet và Sebastian Pinera đã có công rất lớn khi chèo lái đất nước tránh được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008. Hiện nay, Chile là nước đứng vị trí thứ hai trong khu vực Mỹ Latinh lọt bảng xếp hạng của Dự án Công Lý Thế giới.
Quốc gia duy nhất ở châu Á lọt top 10 là Malaysia. Mặc dù có những bất ổn về chính trị trong nước, nhưng Malaysia đã có những thành công nhất định. GDP bình quân đầu người của nước này đạt 10000 USD/người/năm, một con số khá cao trong khu vực.
Ngoài ra, quốc gia này có tới tỷ lệ nhập học cấp tiểu học đạt 96%, và tuổi thọ bình quân là 74 tuổi. Trong Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu của Ngân hàng Thế giới, Malaysia đứng ở vị trí 12.
Trong cuộc xâm lược của Nga, Georgia đã mất một số phần lãnh thổ như Nam Ossetia. Thêm vào đó, vụ scandal liên quan tới lạm dụng tù nhân gần đây đã thể hiện sự thiếu minh bạch trong hệ thống luật pháp ở quốc gia này. Tuy nhiên, Georgia vẫn nổi lên là một nước có tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ổn định.
Gần đây, nước này đã trải qua quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình và hiện duy trì một chế độ dân chủ khá hiệu quả. Bằng chứng rõ ràng nhất đó là Ngân hàng Thế giới xếp Georgia đứng ở vị trí thứ 9 trong bản báo cáo Môi trường kinh doanh toàn cầu, đứng thứ 7 trong các quốc gia có hệ thống đăng kí kinh doanh tốt nhất.
Bị đình trệ trong nhiều thập kỉ dưới chế độ chủ nghĩa cộng sản, Slovenia đã có những chuyển biến tich cực sau khi chế độ này sụp đổ ở các nước Đông Âu. Slovenia vào NATO năm 2004, sau đó tham gia Eurozone năm 2007, và gia nhập nhóm những nước OECD năm 2010.
Quốc gia Đông Âu này nằm ở những vị trí cao trong những chỉ số về Dự án Công Lý Thế giới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm tới con số 14%. Trong hai thập kỷ qua, Slovenia đã có những bước tiến hết sức ấn tượng.
Luôn nằm trong nhóm những cường quốc ở phương Tây và GDP đầu người luôn ở mức cao, Iceland luôn là ứng viên được xếp thứ hạng cao trong những bản báo cáo của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng và tình trạng trì trệ về chính trị đã khiến giới quan sát nghi ngờ năng lực của chính phủ này.
Tuy nhiên, mối nghi ngờ này nhanh chóng bị lãng quên. Bằng chứng là Iceland được xếp hạng thứ 11 về Chỉ số Nhận thức tham nhũng và 14 trong báo cáo Môi trường Kinh doanh. Một điểm lưu tâm nữa là sau cuộc suy thoái nghiêm trọng năm 2009-2010, nền kinh tế Iceland đã tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ ổn định.
Mauritius có lẽ là cái tên còn khá xa lạ bởi nó chỉ là một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông của Madagascar với dân số chỉ khoảng 1,2 triệu người. Hồi thế kỉ 19, nước này đã đứng đầu danh sách các nước ở châu Phi trong bản báo cáo Môi trường Kinh doanh toàn cầu với hệ thống thu thuế tốt thứ 12 trên toàn thế giới.
Maurutius được cộng đồng quốc tế đánh giá khá cao trong việc thực thi những điều ước quốc tế cũng như việc đảm bảo những giao dịch thương mại hay đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, Mauritius chính là quốc gia chính đầu tư FDI vào Ấn Độ.
Nói đến Barbados, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới những kì nghỉ thư giãn bên bãi biển đầy nắng vàng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đất nước được coi là “thiên đường thuế” này lại có một chính phủ hoạt động khá tốt, tình hình chính trị ổn định, và không hề có nạn bạo lực.
Barbados xếp thứ 15 trong danh sách những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất trên thế giới và xếp thứ 31 trong danh sách những quốc gia có tình hình giao thương qua biên giới giảm.