Vẫn còn cơ hội cho Barack Obama

Google News

Tuần qua, cuộc đối thoại trực tiếp trên truyền hình đã mở đầu cuộc chạy đua nước rút vào Nhà Trắng...

- Tuần qua, cuộc đối thoại trực tiếp trên truyền hình đã mở đầu cuộc chạy đua nước rút vào Nhà Trắng giữa ứng cử viên của Đảng Dân chủ và là đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama với ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Mitt Romney. 67% ý kiến cho rằng, "chiến thắng" trong "trận đầu" này thuộc về ông Mitt Romney và chỉ có 47% người xem đánh giá hai ứng cứ viên ngang sức ngang tài.

Những bài học từ lịch sử

Nhìn chung, các cuộc tranh luận trên truyền hình là phép thử nghiệt ngã đối với các ứng cử viên Tổng thống Mỹ xuất phát từ 2 yếu tố quyết định. Một là, nội dung tập trung vào các biện pháp chiến lược để lãnh đạo nước Mỹ. Hai là, cách diễn giải trước các cử tri và cách ứng xử.

Trên truyền hình, ứng cử viên rất dễ thiếu tự tin khi đứng đối mặt với đối thủ của mình. Thí dụ, ứng cử viên Đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Albert Gore chỉ đôi lần thở dài trong cuộc tranh luận với Tổng thống G.W. Bush năm 2000 đã khiến ông không giành được sự ủng hộ của một lượng lớn cử tri. Hay cử chỉ bất nhã xem đồng hồ của đương kim Tổng thống Mỹ G.H.Bush trong khi ứng cử viên Bill Cliton đang tranh luận đã khiến ông thất bại trong cuộc bầu cử năm 1993.

Trong lịch sử bầu cử đã ghi lại thắng lợi và thất bại phụ thuộc vào cuộc tranh luận này. Đó là, cuộc tranh luận trên truyền hình giữa các ứng cử viên John Kennedy và Risard Nixon năm 1960; giữa ứng cử viên và là đương kim Tổng thống Gerald Ford và ứng cử viên Jimy Carter năm 1976; giữa ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Ronad Reagan với ứng cử viên và là đương kim Tổng thống Mỹ Jimy Carter vào năm 1980; giữa ứng cử viên Bill Clinton và đương kim Tổng thống Mỹ G.H.Bush năm 1993; giữa nhà tỷ phú Albert Gore và G.W.Bush năm 2000.

John Kennedy "đánh bại" Risard Nixon nhờ tài hùng biện, thái độ lịch thiệp, cách ứng xử khéo và rất "ăn ảnh". Ronad Reagan thắng Jimy Carter chỉ bằng một câu hỏi duy nhất: "Liệu hiện nay các cử tri Mỹ có cảm thấy cuộc sống tốt hơn sau 4 năm cầm quyền của đương kim tổng thống hay không?".

Đương kim Tổng thống Mỹ Gerald Ford phải chịu thất bại trước ứng cử viên Jimy Carter sau lời tuyên bố rằng Đông Âu không chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Trong cuộc tranh luận, Gerald Ford phạm sai lầm "chết người" khi một mực khẳng định: "Liên Xô không có bất kỳ ảnh hưởng nào ở các nước Đông Âu và cũng sẽ không có ảnh hưởng trong thời kỳ cầm quyền của Gerald Ford".

Chỉ có một cuộc tranh luận mà chiến thắng đã không giúp gì cho ứng cử viên. Đó là, năm 2004, John Kerry mặc dù đã giành chiến thắng trong tất cả các cuộc tranh luận trên truyền hình nhưng đã phải thua cuộc trước đương kim Tổng thống G.W. Bush.

Mitt Romney (trái) bắt tay ứng cử viên và là đương kim Tổng thống Barack Obama trước khi bắt đầu cuộc tranh luận.    (ảnh: Reuters)
Mitt Romney (trái) bắt tay ứng cử viên và là đương kim Tổng thống Barack Obama trước khi bắt đầu cuộc tranh luận. (ảnh: Reuters)

Ông Obama có nhiều thế mạnh

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa 2 ứng cử viên với lợi thế nghiêng về phía Mitt Romney là kết quả khá bất ngờ đối với giới phân tích khi thời gian qua Tổng thống Mỹ Barack Obama được coi là người có tài hùng biện.
 
Theo kết quả thăm dò ý kiến do kênh truyền hình CNN thực hiện ngay sau cuộc tranh luận, 67% cử tri chứng kiến cuộc đối đầu này cho rằng, ứng cử viên Mitt Romney đã thắng trong khi chỉ có 25% ủng hộ Tổng thống Mỹ Barack Obama. David Axelrod, cố vấn chiến lược chủ chốt của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chiến dịch tranh cử nhận xét: "Mitt Romney luôn ở thế tiến công và dẫn đầu về phong cách đối thoại trong suốt thời gian".

Sắp tới, giữa các ứng cử viên sẽ còn có 3 cuộc tranh luận, trong đó có 2 cuộc tranh luận giữa Barack Obama với Mitt Romney và một cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên liên danh vào cương vị Phó Tổng thống Mỹ.

Theo nhận xét của Vilen Ivanov, cố vấn chính trị của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, trong những lần tranh luận sắp tới về chính sách đối ngoại và xã hội thì Barack Obama có thể sẽ giành điểm nhiều hơn bởi ông có nhiều thế mạnh hơn Mitt Romney. Theo nhận xét của nhiều chuyên gia phân tích, Mitt Romney là một nhà kinh doanh thuần túy, ít am hiểu về chính sách đối ngoại và chiến lược nên sẽ khó giành ưu thế như trong cuộc đối thoại đầu tiên chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế vốn là thế mạnh của ông.

Hương Ly
[links()]

Bình luận(0)