Theo hãng thông tấn Reuters, hàng nghìn học sinh, sinh viên ở Hong Kong đã không đến lớp trong ngày khai giảng năm học mới hôm 2/9 mà xuống đường tuần hành phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Reuters)
Đông đảo học sinh, sinh viên mặc đồng phục, đeo khẩu trang và giơ các biểu ngữ thể hiện sự ủng hộ với các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ.
"Tôi có mặt ở đây để nói rằng ngay cả sau khi kỳ nghỉ hè kết thúc, chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh vì Hong Kong", Chan, một sinh viên 19 tuổi, nói.
Các học sinh trung học xuống đường biểu tình ở Hong Kong dù trời mưa hôm 2/9.
Tại công viên Tamar ngay trước trụ sở chính quyền, hàng nghìn người đã tham gia cuộc đình công kéo dài hai ngày.
Họ phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi, yêu cầu Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức, đề nghị chính quyền điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát dùng vũ lực quá mức cũng như cải cách quy chế bầu cử.
Cuộc biểu tình bên trong bệnh viện Queen Mary ở Hong Kong ngày 2/9.
Cũng trong ngày 2/9, Reuters dẫn lời Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nói rằng bà đã gây nên “tàn phá không thể tha thứ” cho Hong Kong và sẽ từ chức nếu có thể.
Bà Lâm cho biết hiện giờ khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Hong Kong rất hạn chế.
Trước đó, đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động Hong Kong đã diễn ra trong hai ngày cuối tuần qua. Những đối tượng quá khích dùng gạch đá, bom xăng để tấn công trong khi cảnh sát dùng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng để trấn áp.
Cảnh sát Hong Kong ngày 2/9 thông báo đã bắt giữ 159 người liên quan đến vụ biểu tình quy mô lớn tại đặc khu này cuối tuần qua.
Được biết, những người bị bắt bao gồm 132 nam giới và 27 nữ giới, đều ở độ tuổi từ 13 - 58 tuổi. Họ bị cáo buộc tụ tập trái phép, sở hữu vũ khí tấn công, hành hung và ngăn cản cảnh sát thi hành nhiệm vụ.
Hơi cay mù mịt trên đường phố Hong Kong ngày 31/8. Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)
Theo hãng thông tấn Reuters, hàng nghìn học sinh, sinh viên ở Hong Kong đã không đến lớp trong ngày khai giảng năm học mới hôm 2/9 mà xuống đường tuần hành phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Reuters)
Đông đảo học sinh, sinh viên mặc đồng phục, đeo khẩu trang và giơ các biểu ngữ thể hiện sự ủng hộ với các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ.
"Tôi có mặt ở đây để nói rằng ngay cả sau khi kỳ nghỉ hè kết thúc, chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh vì Hong Kong", Chan, một sinh viên 19 tuổi, nói.
Các học sinh trung học xuống đường biểu tình ở Hong Kong dù trời mưa hôm 2/9.
Tại công viên Tamar ngay trước trụ sở chính quyền, hàng nghìn người đã tham gia cuộc đình công kéo dài hai ngày.
Họ phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi, yêu cầu Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức, đề nghị chính quyền điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát dùng vũ lực quá mức cũng như cải cách quy chế bầu cử.
Cuộc biểu tình bên trong bệnh viện Queen Mary ở Hong Kong ngày 2/9.
Cũng trong ngày 2/9, Reuters dẫn lời Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nói rằng bà đã gây nên “tàn phá không thể tha thứ” cho Hong Kong và sẽ từ chức nếu có thể.
Bà Lâm cho biết hiện giờ khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Hong Kong rất hạn chế.
Trước đó, đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động Hong Kong đã diễn ra trong hai ngày cuối tuần qua. Những đối tượng quá khích dùng gạch đá, bom xăng để tấn công trong khi cảnh sát dùng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng để trấn áp.
Cảnh sát Hong Kong ngày 2/9 thông báo đã bắt giữ 159 người liên quan đến vụ biểu tình quy mô lớn tại đặc khu này cuối tuần qua.
Được biết, những người bị bắt bao gồm 132 nam giới và 27 nữ giới, đều ở độ tuổi từ 13 - 58 tuổi. Họ bị cáo buộc tụ tập trái phép, sở hữu vũ khí tấn công, hành hung và ngăn cản cảnh sát thi hành nhiệm vụ.
Hơi cay mù mịt trên đường phố Hong Kong ngày 31/8.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)