Tiết lộ mục đích thăm Hàn Quốc của ông Tập Cận Bình

Google News

(Kiến Thức) - Chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên là vấn đề chính xuyên suốt chương trình nghị sự trong chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Hàn Quốc, thay vì tới đồng minh lâu năm Triều Tiên. Theo các quan chức giữa hai nước, lãnh đạo hai nước dự kiến sẽ kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng theo đuối tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân.
Chủ tịch Tâp Cận Bình (phải) bắt tay với Tổng thống Park Geun-hye trong cuộc gặp gỡ hồi tháng 6/2013.
Trong khuôn khổ chuyến thăm mà chắc chắn sẽ được Triều Tiên dõi theo sát sao, Chủ tịch Tập sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lần thứ 5 trong vòng 1 năm trở lại đây. Trong khi đó, ông Tập vẫn chưa gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần nào. Đây thực sự là một phá lệ khi mà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lại tới thăm Hàn Quốc mà không phải là Triều Tiên trước.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se phát biểu trước Quốc hội ngày 30/6 cho biết: “Hai nhà lãnh đạo sẽ dành nhiều thời gian thảo luận về vấn đề hạt nhân Triều Tiên cũng như vấn đề bán đảo Triều Tiên một cách sâu rộng. Chúng tôi tin rằng, một bản tài liệu chung về cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước sẽ phản ánh chân thực điều đó”.
Bắc Kinh thường rất thận trọng mỗi khi đưa ra quan điểm về chương trình hạt nhân của người đồng minh lâu năm này. Tuy nhiên, 3 lần thử nghiệm hạt nhân và hàng loạt vụ đe dọa tấn công bằng vũ lực của Bình Nhưỡng thực sự khiến Bắc Kinh phật lòng.
Vào tháng 5/2014, Seoul thông báo, trong cuộc họp giữa các nhà ngoại giao Hàn-Trung, 2 nước đã nhất trí quan điểm cho rằng hoạt động hạt nhân gần đây của Triều Tiên là mối đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và ổn định của khu vực, và Bình Nhưỡng không được tiến hành vụ thử hạt nhân khác nữa.
Tuy nhiên, trong các cuộc hội đàm với Mỹ, ông Tập Cận Bình lưỡng lự trong việc kêu gọi giải pháp về vấn đề của Triều Tiên. Thay vào đó, ông lại tất các bên có liên quan nên kiềm chế các hành động mà có thể làm tình hình căng thẳng.
Bắc Kinh cũng bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng, nhưng động thái đó có thể không gây khó khăn cho việc tiếp cận hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên. Hồi tháng 3/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên là con đường duy nhất cho hòa bình, và rằng Trung Quốc sẽ không cho phép chiến tranh hoặc sự bất ổn định trên khu vực này.
Thanh Nga (theo Reuters)

Bình luận(0)