Tổ chức dành cho những người Triều Tiên đào tẩu có tên Dream Makers for North Korea do cựu nghị sĩ Park Sun-young thành lập ngày 11/8 đã công bố một bức ảnh về một cánh đồng trông cây thuốc phiện ở Hoeryong, tỉnh Bắc Hamgyong. Tổ chức này tiết lộ, bức ảnh này được chụp từ hồi tháng 7 năm ngoái bởi một nguồn tin ở Trung Quốc. Người này đã thâm nhập bí mật vào lãnh thổ Triều Tiên.
Ông Park cho biết, để tránh các vệ tinh của Mỹ, người Triều Tiên đã trồng cây anh túc ở nhiều khu vực khác nhau dọc biên giới.
Còn nhớ, trong số 3 kẻ buôn lậu ma túy người Hàn Quốc bị tuyên án tử hình ở Trung Quốc gần đây, hai trong số họ đã bị bắt quả tang khi đang vận chuyển thuốc phiện có nguồn gốc ở Triều Tiên ở 3 tỉnh đông bắc Trung Quốc, gồm Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang.
|
Ảnh chụp một cánh đồng trồng cây thuốc phiện ở Triều Tiên.
|
Thuốc phiện sống thường được vận chuyển vào thị trấn Helong và Chiangbai ở tỉnh Cát Lâm, sau đó tuồn vào các khu vực trung tâm của ba tỉnh trên. Các tay buôn lậu thường chọn 2 thị trấn này bởi vì chúng nằm ở phía thượng nguồn sông Tumen và sông Áp Lục.
Một nguồn tin cho biết, lý do lực lượng an ninh Trung Quốc dựng hàng rào dây thép gai dọc theo hai thị trấn vùng biên thùy này và giám sát chặt chẽ việc vượt sông của người dân Triều Tiên là để trấn áp hoạt động buôn lậu thuốc phiện.
Các tay buôn lậu từ phía Triều Tiên hay nhét đầy chất ma túy vào trong các ti vi LCD bị hỏng và gửi sang
Trung Quốc với danh nghĩa là là để sửa chúng. Họ cũng gói thuốc phiện với kim chi cay để che giấu mùi của chúng.
Cho đến nay, các tay buôn bán ma túy Trung Quốc chủ yếu lấy hàng từ khu vực Tam giác Vàng, trải rộng trên các cánh rừng của Myanmar, Lào và Thái Lan. Tuy nhiên, Triều Tiên gần đây nổi lên là một nhà cung cấp mới cho hoạt động này.
Tờ nhật báo Trung Quốc Legal Daily gần đầy xuất bản một bài viết chuyên sâu về hoạt động trồng cây thuốc phiện ở Triều Tiên và cho biết, 3 tỉnh giáp với Triều Tiên trở thành “khu vực thảm họa” chịu ảnh hưởng bởi hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp.
Triều Tiên bắt đầu trồng cây thuốc phiện trở lại vào năm 1992. Một tờ báo của quân đội Trung Quốc đưa tin rằng,
Triều Tiên sản xuất khoảng 40 tấn thuốc phiện mỗi năm cũng như khoảng 3.000 kg ma túy tổng hợp, đem lại nguồn doanh thủ 100-200 triệu USD mỗi năm. Thị trấn Chongjin và Heungnam được coi là nơi đặt trụ sở của các nhà máy sản xuất ma túy.
Trước thông tin đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên thẳng thừng phủ nhận cáo buộc, tuyên bố rằng sản xuất và phân phối các loại
ma túy bất hợp pháp là “hoàn toàn bị nghiêm cấm”.