Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Trần Bình, thuyền phó tàu tiếp tế Giang Hải số 1 nói: “ Khoảng 3 giờ 10 phút rạng sáng ngày 11/5, một tàu công vụ không rõ của nước nào cứ bám theo, chiếu đèn vào tàu Quỳnh Tam Á F8138, sau đó tàu lạ này dùng tiếng Anh nói với chúng tôi rằng tàu họ cách tàu chúng tối chỉ 3 đến 4m và họ muốn lên tàu chúng tôi”.
|
Tàu cá Trung Quốc ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép. Ảnh minh họa.
|
Tuy nhiên, ông Trần nói “đội tàu cá của ông không xâm phạm lãnh hải, cũng không đánh bắt trái phép nên không có lý do để tàu khác kiểm tra”.
“Tàu này được làm từ sắt, dài khoảng 30m, không phải là tàu cá. Dù bị tàu lạ này chiếu đèn bám theo nhưng tàu cá đội chúng tôi đã phớt lờ và vẫn tiếp tục hành trình”, thuyền trường Trần Nhật Hải nói.
Theo lời một phóng viên đi cùng đội tàu cá Trung Quốc thì khoảng 3 giờ 36 phút rạng sáng 11/5, anh ta thấy hai tàu lạ bật đèn sáng cứ bám theo tàu Quỳnh Tam Á F8138, một tàu lạ trong đó đã chiếu đèn vào tàu Quỳnh Tam Á F8138.
Vì khi đó trời mập mờ lại hơi mưa phùn nên phóng viên này không nhìn rõ tàu lạ kia. Một số thuyền viên trong đội tàu cá Trung Quốc thậm chí cho rằng tàu lạ được trang bị vũ khí.
Theo lời các thuyền viên tàu cá Trung Quốc thì hai tàu lạ kia được cho là có trang bị vũ khí.
Thuyền trưởng tàu Quỳnh Tam Á 11139 cho hay, khi bị một tàu công vụ không rõ lai lịch đuổi theo đòi lên tàu kiểm tra, chỉ huy an ninh đội tàu cá Trung Quốc đã bảo các tàu cá của mình tiếp tục hành trình, phớt lờ yêu cầu của tàu lạ kia.
Khoảng 4 giờ 30 phút, hai tàu lạ này mới rời khỏi đó, đội tàu cá Trung Quốc tiếp tục hành trình ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép.
|
Đội tàu cá Trung Quốc khởi hành ra Trường Sa hôm 6/5.
|
Đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc sáng ngày 6/5 xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản. Dự kiến chuyến đi sẽ kéo dài 40 ngày.
Ngày 9/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 6/5/2013, Trung Quốc cử đoàn 32 tàu cá đi đánh bắt ở khu vực quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
"Chúng tôi rất quan tâm tới thông tin trên và sẽ theo dõi sát các diễn biến liên quan đến vấn đề này. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan.
"Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam".
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: