Cụ thể, cuốn tiểu thuyết “Inferno” của Dan Brown mô tả thủ đô Manila là thành phố ùn tắc giao thông khủng khiếp, môi trường ngột ngạt vì ô nhiễm, tình trạng nghèo đói phổ biến và lạm dụng tình dục trẻ em ở mức đáng báo động.
“Tôi từng xuyên qua cánh cổng địa ngục”, nhân vật trong cuốn tiểu thuyết mới của Dan Brow mô tả trải nghiệm ở Manila.
|
Tiểu thuyết gia nổi tiếng thế giới Dan Brown vừa chọc giận Manila.
|
Người đứng đầu cơ quan chính phủ đặc trách về Manila, Francis Tolentino, vừa gửi một tâm thư thể hiện bức xúc tới nhà văn Brown cùng các nhà xuất bản; chỉ trích cuốn tiểu thuyết “dựng lên bức tranh sai lệch về thành phố thân yêu của chúng tôi”.
Đồng thời, ông Francis cũng phản đối việc tác giả Dan Brown quả quyết “tất cả các tác phẩm nghệ thuật, văn chương, khoa học và những khảo cứu lịch sử trong cuốn tiểu thuyết là có thật”.
Trong bức thư, ông Francis thẳng thừng tuyên bố, ông "không hài lòng với những mô tả của nhà văn Mỹ về thủ đô Manila, ngôi nhà chung của 1,65 triệu người Philippines”.
Nhà lãnh đạo Philippines không phủ nhận các khu ổ chuột khổng lồ ở Manila cũng như tình trạng nghèo đói vẫn diễn ra ở một số khu vực. Tuy nhiên, ông Francis cáo buộc tác giả Brown đã không màng đến đức tin Công giáo mạnh mẽ cũng như “lòng tốt và sự cảm thông với nhau” của các cư dân thủ đô.
“Nơi chúng tôi đang sống thực sự là cánh cổng dẫn tới thiên đường”, bức thư của ông Francis nhấn mạnh.
Năm 2006, hội đồng thành phố Manila đã cấm chiếu bộ phim “Mật mã Da Vinci” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dan Brown với giải thích, bộ phim giống như một cuộc tấn công nhằm vào nhà thờ Công giáo.
Các tác phẩm của văn hào Mỹ trước đó cũng nhiều lần dấy lên sự phẫn nộ của những tín đồ Công giáo Philippines khi các giám mục ở đây mô tả chúng có mục đích phá hoại các giáo điều của nhà thờ.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU