Theo đó, trong một bài báo đăng tải vào ngày 8/9, nhà báo kiêm chuyên gia phân tích Robert Perry đã đưa ra lời chỉ trích đó khi phương Tây ngó lơ vụ vi phạm của Kiev.
“Trong cuộc khủng hoảng
Ukraine, các chính trị gia châu Âu và phương tiện truyền thông đã không ngừng lên án Nga về việc vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là sự chấp thuận để Crimea gia nhập Nga. Tuy nhiên, phương Tây lại gần như im lặng trước tình trạng Kiev vi phạm các quy tắc về kiểm soát và quản lý các nhóm lực lượng dân quân vũ trang, bao gồm các lượng tân
Phát xít.
|
Các phần tử của tiểu đoàn Azov tham gia chiến dịch quân sự chống khủng bố ở miền đông Ukraine. Họ đeo băng phù hiệu của Đức Quốc xã.
|
Nói cách khác, chế độ Kiev đã tiến hành cái gọi là hoạt động chống khủng bố chống lại cộng đồng nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine bằng việc huy động một cách không kiểm soát các nhóm vũ trang bán quân sự, trong số đó một số đó hoạt động theo hệ tư tưởng Đức Quốc xã. Động thái này cũng vi phạm các quy phạm mà Kiev cam kết với Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
“Tuy nhiên, bởi các lý do địa chính trị, chính quyền Tổng thống
Obama, EU và OSCE đã không đưa ra bất cứ lời chỉ trích nào về việc này. Sự im lặng này cũng được các phương tiện truyền thông phương Tây hưởng ứng”, nhà báo Perry nói.
Theo đó, trong chiến dịch quân sự ở miền đông, Kiev đã cử một số dân quân cực hữu để tấn công các thành phố, thị trấn ở khu vực này. Các phương tiện truyền thông phương Tây cũng đã có một số bài báo đưa tin về điều này, nhưng có rất ít lời chỉ trích về việc Kiev sử dụng chiêu thức này.
Thay vào đó, phản ứng điển hình từ quan chức và phương tiện truyền thông phương Tây là bác bỏ cáo buộc về sự kết hợp chặt chẽ giữa chính phủ Ukraine và các nhóm cực đoan tân Phát xít. Họ gọi đó là chiêu bài tuyên truyền của Nga.