Đó là nhận định của ông Viktor Ivanov, Giám đốc Cơ quan Kiểm soát ma túy Liên bang
Nga tiết lộ trong một cuộc trò chuyện với hãng thông tấn
Interfax.
Theo đó, Ukraine là một trong hơn 50 quốc gia trên thế giới đang áp dụng liệu pháp thay thế bằng chất opioid đối với các đối tượng nghiện
ma túy. Với liệu pháp điều trị này, người nghiện sẽ dễ cắt cơn và giảm nhiều rủi ro đối với các bệnh nhân.
|
Một người biểu tình hô to trong cuộc đụng độ với lực lượng thân chỉnh phủ dưới thời Tổng thống Yanukovych ở Quảng trường Maidan.
|
Tuy nhiên, Nga kịch liệt phản đối liệu pháp do Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Trong khi đó, cơ quan phòng chống ma túy của Nga lại liệt đó là một hình thức của nghiện ma túy.
Giám đốc Ivanov cho hay, thay vì thực hiện các chương trình cai nghiện tổng hợp, thì chính việc sử dụng phương pháp điều trị bằng chất thay thế opioid đã khiến cho cuộc cách mạng Maidan ở Ukraine nổ ra.
Giải thích về câu nói trên của mình, vị quan chức Nga nói rằng, việc cai nghiện ở những trại tập trung ở Ukraine “là do cộng đồng xã hội chịu trách nhiệm. Do lẽ đó, các đảng phái độc tài đã lợi dụng điều đó”.
Tuy nhiên, ông này không nêu bất cứ giáo phái nào cả. Ông chỉ nói, các giáo phái đó đã tìm cách “lôi kéo người dân gia nhập tổ chức của họ và làm họ mắc nghiện”.
“Sau đó, những người nghiện ma túy này trở thành những bia đỡ đạn sống ở Maidan và ở miền đông Ukraine”, ông Ivanov nói.
Cuộc cách mạng hồi mùa đông năm ngoái ở Ukraine đã xảy ra ở Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev. Một số những nhà hoạt động Maidan sau đó đã gia nhập những tiểu đoản tình nguyện về miền đông chiến đấu chống lại lực lượng đòi ly khai.