Theo Al Jazeera, Mansoor Khan và vợ, Latifa Bibi, nhặt phế liệu tại một bãi rác khổng lồ ở thủ đô Ấn Độ suốt gần 20 năm qua. Họ kiếm được 5 USD mỗi ngày để lo cho 3 người con ăn học. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)Tuy nhiên, trong vài tháng qua, lượng chất thải y tế được đổ ra bãi rác này ngày càng nhiều do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Theo các chuyên gia, tình trạng này tạo ra mối nguy cơ lớn cho những người mưu sinh ở bãi rác.Bãi rác rộng 21 ha chứa đầy dụng cụ xét nghiệm COVID-19 đã qua sử dụng, đồ bảo hộ, băng y tế dính máu...cùng với đó là hàng trăm tấn chất thải hàng ngày từ khắp các cơ sở trong thành phố đổ về.Những người nhặt rác, trong đó có cả trẻ em, có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi làm việc trên bãi rác khổng lồ này.Khan, 44 tuổi, nhận thức được mối nguy hiểm rình rập nhưng nói rằng không có sự lựa chọn nào khác.Theo Dinesh Raj Bandela, một chuyên gia về chất thải y tế, lượng rác thải y tế mỗi ngày ở thủ đô Ấn Độ tăng đáng kể sau khi dịch COVID-19 bùng phát.Tính đến ngày 27/7, Ấn Độ ghi nhận hơn 1,4 triệu ca mắc COVID-19, với trên 32,7 nghìn người tử vong.Latifa giúp chồng vác bao tải đựng phế liệu tìm được tại bãi rác.Một em nhỏ mưu sinh trên bãi rác ở thủ đô Ấn Độ."Khi trở về từ bãi rác, tôi cũng sợ vào nhà vì có lũ trẻ. Chúng tôi thực sự lo lắng về dịch bệnh này", Latifa, 38 tuổi, chia sẻ. Dù vậy, gia đình cô vẫn phải tiếp tục mưu sinh.Một bộ kit xét nghiệm COVID-19 ở bãi rác.Mansoor Khan ngồi ăn sáng cùng con trai, Latif, 11 tuổi, tại nhà gần bãi rác ở thủ đô New Delhi.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)
Theo Al Jazeera, Mansoor Khan và vợ, Latifa Bibi, nhặt phế liệu tại một bãi rác khổng lồ ở thủ đô Ấn Độ suốt gần 20 năm qua. Họ kiếm được 5 USD mỗi ngày để lo cho 3 người con ăn học. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Tuy nhiên, trong vài tháng qua, lượng chất thải y tế được đổ ra bãi rác này ngày càng nhiều do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Theo các chuyên gia, tình trạng này tạo ra mối nguy cơ lớn cho những người mưu sinh ở bãi rác.
Bãi rác rộng 21 ha chứa đầy dụng cụ xét nghiệm COVID-19 đã qua sử dụng, đồ bảo hộ, băng y tế dính máu...cùng với đó là hàng trăm tấn chất thải hàng ngày từ khắp các cơ sở trong thành phố đổ về.
Những người nhặt rác, trong đó có cả trẻ em, có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi làm việc trên bãi rác khổng lồ này.
Khan, 44 tuổi, nhận thức được mối nguy hiểm rình rập nhưng nói rằng không có sự lựa chọn nào khác.
Theo Dinesh Raj Bandela, một chuyên gia về chất thải y tế, lượng rác thải y tế mỗi ngày ở thủ đô Ấn Độ tăng đáng kể sau khi dịch COVID-19 bùng phát.
Tính đến ngày 27/7, Ấn Độ ghi nhận hơn 1,4 triệu ca mắc COVID-19, với trên 32,7 nghìn người tử vong.
Latifa giúp chồng vác bao tải đựng phế liệu tìm được tại bãi rác.
Một em nhỏ mưu sinh trên bãi rác ở thủ đô Ấn Độ.
"Khi trở về từ bãi rác, tôi cũng sợ vào nhà vì có lũ trẻ. Chúng tôi thực sự lo lắng về dịch bệnh này", Latifa, 38 tuổi, chia sẻ. Dù vậy, gia đình cô vẫn phải tiếp tục mưu sinh.
Một bộ kit xét nghiệm COVID-19 ở bãi rác.
Mansoor Khan ngồi ăn sáng cùng con trai, Latif, 11 tuổi, tại nhà gần bãi rác ở thủ đô New Delhi.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)