Sau khi bỏ phiếu, đại sứ New Zealand - nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) - thông báo : "Dự thảo nghị quyết đã được nhất trí thông qua”. Nghị quyết này kêu gọi "thực hiện đầy đủ lịch trình" trong Thỏa thuận hạt nhân Iran và kêu gọi các nước thành viên LHQ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực thi.
|
Ngày 20/7, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Thỏa thuận hạt nhân Iran mà nhóm P5+1 ký kết với Tehran hồi tuần trước.
|
Tuy
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng các biện pháp trừng phạt chỉ được dỡ bỏ sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận rằng Teheran đã thực hiện những bước quan trọng được nêu trong thỏa thuận và điều này sẽ mất khoảng 90 ngày.
Một khi các biện pháp cấm vận kinh tế được nới lỏng, Liên Hợp Quốc sẽ hủy bỏ 7 nghị quyết cũ và thực thi nghị quyết mới được thông qua ngày 20/7. Các thỏa thuận mới nhất cho phép cung cấp công nghệ và vũ khí hạng nặng như xe tăng và máy bay trực thăng tấn công cho Iran, với sự chấp thuận của Hội đồng Bảo LHQ.
Tất cả biện pháp trừng phạt sẽ được tái áp đặt nếu Tehran vi phạm bất kỳ điều kiện nào trong Thỏa thuận hạt nhân Iran. Quyền phủ quyết của Nga và Trung Quốc, hai nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, sẽ không có tác dụng đối với thỏa thuận hiện nay.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel, nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến thăm Teheran để thúc đẩy quan hệ thương mại sau khi đạt được Thỏa thuận hạt nhân Iran, nói rằng quan hệ kinh tế chặt chẽ với Iran sẽ phụ thuộc vào việc nước này cải thiện quan hệ với Israel.