Tại Anh, việc trồng và chế biến cần sa dưới bất kỳ hình thức nào đều bị cấm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Viện Kinh tế Anh (IEA) công bố vào tháng 7/2018, ước tính thị trường cần sa phi pháp của Anh có tổng giá trị lên tới 2,5 tỷ USD. Ảnh: PA.Chính vì mối làm ăn béo bở này, các băng đảng tại Anh không ngần ngại lôi kéo, dụ dỗ lao động từ các nước khác liều lĩnh nhập cư vào Anh để làm việc trong các trang trại cần sa. Lợi dụng khó khăn về kinh tế của các nạn nhân, những băng nhóm trồng cần sa đã tìm về những miền quê như ở Việt Nam, Trung Quốc,... rồi đưa ra hứa hẹn về một công việc thu nhập tốt tại Anh để dụ dỗ người lao động. Ảnh: Guardian.Những băng nhóm này cho nạn nhân vay chi phí sang Anh, rơi vào khoảng 10.000 - 40.000 bảng Anh, rồi dùng chính món nợ khổng lồ này để gây áp lực với nạn nhân, bắt nạn nhân phải trả nợ thông qua các dịch vụ họ bị ép buộc làm khi đến và trên hành trình đến Anh. Không ít người Việt bị bọn buôn người biến thành tù nhân trong các khu nhà được sử dụng để trồng cần sa bất hợp pháp ở Anh. Ảnh: The Guardian.Đầu tháng 10/2019, cảnh sát ở Rochdale, phía bắc nước Anh đã giải cứu được 3 thiếu niên người Việt độ tuổi từ 15-17 đang phải chăm sóc cây cần sa trong điều kiện sống tồi tệ. Cảnh sát tin rằng, họ bị cấm rời khỏi ngôi nhà trồng cần sa này. Tuy nhiên, kẻ chủ mưu đứng sau vẫn chưa bị bắt. Ảnh: Guardian.Theo The Guardian, trong ba năm qua, chính phủ Anh xác định 491 trẻ vị thành niên Việt Nam có thể là nạn nhân buôn bán trẻ em và phần lớn bị bắt trồng cần sa. Ảnh: GL.Vào năm 2017, 3 thiếu niên Việt Nam được tìm thấy trong một boongke được sử dụng làm nơi trồng cần sa ở Wiltshire. Cảnh sát Anh cho biết, họ sống trong điều kiện tồi tệ không khác gì nô lệ. Ảnh: Guardian.Minh là một trong số hàng trăm trẻ em Việt Nam bị "đưa lậu" vào Anh mỗi năm và bị ép làm việc trong các trang trại trồng cần sa bất hợp pháp. Ảnh: Guardian.Khi cảnh sát Anh đột kích vào một ngôi nhà hai tầng ở Chesterfield rạng sáng 25/10/2013, họ thấy trang trại cần sa và thiếu niên Việt 16 tuổi đang nằm ngủ trên một tấm nệm. "Tôi đã rất sợ hãi, nhưng sau đó tôi tự nhủ có thể họ đến giải cứu mình", Minh kể lại. Ảnh: Guardian.Được biết, Minh đã bị nhốt tại căn nhà được cải tạo thành trang trại cần sa này trong ba tháng. Cậu sống trong sợ hãi và cô đơn. Khách viếng thăm duy nhất là những người đàn ông Việt cứ vài tuần lại xuất hiện một lần để kiểm tra xem Minh có chăm sóc cây đúng cách hay không. Họ hầu như không nói chuyện với cậu mà chỉ để lại những hộp thịt đông lạnh, rồi khóa cửa rời đi. Ảnh: EPA.Sau những lúc đó, Minh lại ở một mình, cửa sổ bị bịt kín và cậu không biết ngày hay đêm, lúc nào cũng đói và lo sợ hết thức ăn. Mùi tỏa ra từ nụ cần sa khiến Minh cảm thấy đau đầu và buồn nôn. Minh biết mình sẽ gặp rắc rối khủng khiếp nếu để cây chết nên mỗi ngày, cậu đều tưới nước cho cây và trộn hóa chất vào đất. Ảnh: EPA.Minh kể, một lần cậu tìm cách chạy trốn nhưng bị bắt lại. Cậu bị dọa giết nếu định bỏ trốn một lần nữa. "Giống như ở một thế giới khác vậy. Tôi thực sự cảm thấy mình chẳng phải là con người. Khi ấy, tôi đã hiểu rằng những cái cây này còn quý hơn sinh mạng của tôi", Minh nói. Ảnh: Daily Mail.Vào ngày cảnh sát đột kích, Minh được giải thoát khỏi tay bọn buôn người, nhưng thử thách với cậu chưa kết thúc ở đó. Minh bị mắc kẹt trong hệ thống pháp lý (của Anh), trong đó cậu bị coi là tội phạm chứ không phải nạn nhân của bọn buôn người. Ảnh: BG.Hồi năm 2016, Minh đã bị kết án 8 tháng tù tại trại giam thanh thiếu niên Glen Parva ở Leicestershire với tội danh sản xuất cần sa. Cậu bị nhốt trong phòng giam 21 giờ mỗi ngày, bị cả bạn tù và nhân viên trại giam bắt nạt, bị giảm đồ ăn và phân biệt đối xử. Ảnh: FBD.Mãi đến ngày 12/5/2017, Bộ Nội vụ Anh xác định Minh là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại. Ngày 14/6/2017, cậu được rời khỏi trung tâm di trú và vào nhà tình thương do tổ chức từ thiện Salvation Army sắp xếp. Ảnh: Corbis.Tháng 6/2018, chính quyền Anh thừa nhận họ đã giữ Minh bất hợp pháp trong nhà tù và trung tâm di trú. Cậu nhận được khoản tiền bồi thường 85.000 bảng. Hiện tại, Minh, 22 tuổi, muốn xây dựng lại cuộc sống ở Anh và đang chờ quyết định của chính phủ Anh về việc cậu có được tiếp tục ở nước này hay không. Ảnh: The Guardian. Mời độc giả xem video về vụ 39 thi thể người nhập cư trong container ở Anh (Nguồn: Vietnam Plus)
Tại Anh, việc trồng và chế biến cần sa dưới bất kỳ hình thức nào đều bị cấm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Viện Kinh tế Anh (IEA) công bố vào tháng 7/2018, ước tính thị trường cần sa phi pháp của Anh có tổng giá trị lên tới 2,5 tỷ USD. Ảnh: PA.
Chính vì mối làm ăn béo bở này, các băng đảng tại Anh không ngần ngại lôi kéo, dụ dỗ lao động từ các nước khác liều lĩnh nhập cư vào Anh để làm việc trong các trang trại cần sa. Lợi dụng khó khăn về kinh tế của các nạn nhân, những băng nhóm trồng cần sa đã tìm về những miền quê như ở Việt Nam, Trung Quốc,... rồi đưa ra hứa hẹn về một công việc thu nhập tốt tại Anh để dụ dỗ người lao động. Ảnh: Guardian.
Những băng nhóm này cho nạn nhân vay chi phí sang Anh, rơi vào khoảng 10.000 - 40.000 bảng Anh, rồi dùng chính món nợ khổng lồ này để gây áp lực với nạn nhân, bắt nạn nhân phải trả nợ thông qua các dịch vụ họ bị ép buộc làm khi đến và trên hành trình đến Anh. Không ít người Việt bị bọn buôn người biến thành tù nhân trong các khu nhà được sử dụng để trồng cần sa bất hợp pháp ở Anh. Ảnh: The Guardian.
Đầu tháng 10/2019, cảnh sát ở Rochdale, phía bắc nước Anh đã giải cứu được 3 thiếu niên người Việt độ tuổi từ 15-17 đang phải chăm sóc cây cần sa trong điều kiện sống tồi tệ. Cảnh sát tin rằng, họ bị cấm rời khỏi ngôi nhà trồng cần sa này. Tuy nhiên, kẻ chủ mưu đứng sau vẫn chưa bị bắt. Ảnh: Guardian.
Theo The Guardian, trong ba năm qua, chính phủ Anh xác định 491 trẻ vị thành niên Việt Nam có thể là nạn nhân buôn bán trẻ em và phần lớn bị bắt trồng cần sa. Ảnh: GL.
Vào năm 2017, 3 thiếu niên Việt Nam được tìm thấy trong một boongke được sử dụng làm nơi trồng cần sa ở Wiltshire. Cảnh sát Anh cho biết, họ sống trong điều kiện tồi tệ không khác gì nô lệ. Ảnh: Guardian.
Minh là một trong số hàng trăm trẻ em Việt Nam bị "đưa lậu" vào Anh mỗi năm và bị ép làm việc trong các trang trại trồng cần sa bất hợp pháp. Ảnh: Guardian.
Khi cảnh sát Anh đột kích vào một ngôi nhà hai tầng ở Chesterfield rạng sáng 25/10/2013, họ thấy trang trại cần sa và thiếu niên Việt 16 tuổi đang nằm ngủ trên một tấm nệm. "Tôi đã rất sợ hãi, nhưng sau đó tôi tự nhủ có thể họ đến giải cứu mình", Minh kể lại. Ảnh: Guardian.
Được biết, Minh đã bị nhốt tại căn nhà được cải tạo thành trang trại cần sa này trong ba tháng. Cậu sống trong sợ hãi và cô đơn. Khách viếng thăm duy nhất là những người đàn ông Việt cứ vài tuần lại xuất hiện một lần để kiểm tra xem Minh có chăm sóc cây đúng cách hay không. Họ hầu như không nói chuyện với cậu mà chỉ để lại những hộp thịt đông lạnh, rồi khóa cửa rời đi. Ảnh: EPA.
Sau những lúc đó, Minh lại ở một mình, cửa sổ bị bịt kín và cậu không biết ngày hay đêm, lúc nào cũng đói và lo sợ hết thức ăn. Mùi tỏa ra từ nụ cần sa khiến Minh cảm thấy đau đầu và buồn nôn. Minh biết mình sẽ gặp rắc rối khủng khiếp nếu để cây chết nên mỗi ngày, cậu đều tưới nước cho cây và trộn hóa chất vào đất. Ảnh: EPA.
Minh kể, một lần cậu tìm cách chạy trốn nhưng bị bắt lại. Cậu bị dọa giết nếu định bỏ trốn một lần nữa. "Giống như ở một thế giới khác vậy. Tôi thực sự cảm thấy mình chẳng phải là con người. Khi ấy, tôi đã hiểu rằng những cái cây này còn quý hơn sinh mạng của tôi", Minh nói. Ảnh: Daily Mail.
Vào ngày cảnh sát đột kích, Minh được giải thoát khỏi tay bọn buôn người, nhưng thử thách với cậu chưa kết thúc ở đó. Minh bị mắc kẹt trong hệ thống pháp lý (của Anh), trong đó cậu bị coi là tội phạm chứ không phải nạn nhân của bọn buôn người. Ảnh: BG.
Hồi năm 2016, Minh đã bị kết án 8 tháng tù tại trại giam thanh thiếu niên Glen Parva ở Leicestershire với tội danh sản xuất cần sa. Cậu bị nhốt trong phòng giam 21 giờ mỗi ngày, bị cả bạn tù và nhân viên trại giam bắt nạt, bị giảm đồ ăn và phân biệt đối xử. Ảnh: FBD.
Mãi đến ngày 12/5/2017, Bộ Nội vụ Anh xác định Minh là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại. Ngày 14/6/2017, cậu được rời khỏi trung tâm di trú và vào nhà tình thương do tổ chức từ thiện Salvation Army sắp xếp. Ảnh: Corbis.
Tháng 6/2018, chính quyền Anh thừa nhận họ đã giữ Minh bất hợp pháp trong nhà tù và trung tâm di trú. Cậu nhận được khoản tiền bồi thường 85.000 bảng. Hiện tại, Minh, 22 tuổi, muốn xây dựng lại cuộc sống ở Anh và đang chờ quyết định của chính phủ Anh về việc cậu có được tiếp tục ở nước này hay không. Ảnh: The Guardian.
Mời độc giả xem video về vụ 39 thi thể người nhập cư trong container ở Anh (Nguồn: Vietnam Plus)