Reuters đưa tin, ngày 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (ảnh) cho biết ông đã ra lệnh cho các binh sĩ tham gia diễn tập ở Crimea và miền Tây nước Nga trở về căn cứ thường trực. Đợt rút quân này bắt đầu từ ngày 23/4 và sẽ hoàn tất vào ngày 1/5. Ảnh: Reuters.
"Tôi tin rằng mục tiêu các cuộc kiểm tra nhanh đã đạt được. Lực lượng quân đội đã chứng tỏ khả năng của họ để đảm bảo nền phòng thủ đáng tin cậy cho đất nước", Bộ trưởng Shoigu nói. Ảnh: Sputnik.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy (ảnh) ngay sau đó lên tiếng hoan nghênh quyết định của Nga. Ảnh: Reuters.“Việc dần rút quân khỏi biên giới giữa hai nước sẽ góp phần hạ nhiệt căng thẳng. Ukraine vẫn cảnh giác, nhưng rất hoan nghênh bất cứ động thái nào nhằm giảm sự hiện diện quân sự và xuống thang tại vùng Donbass (miền đông Ukraine)”, Tổng thống Zelenskiy viết trên Twitter. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Nga đã tăng cường quân đội ở khu vực gần biên giới với Ukraine trong bối cảnh quan hệ Nga - Ukraine leo thang và nhiều nước phương Tây ngày càng quan ngại những vi phạm lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine. Ảnh: Reuters.
Hôm 19/4, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu Josep Borrell (ảnh) cho rằng Nga đang tập trung hơn 150.000 quân ở khu vực biên giới với Ukraine và tại Crimea. Tuy nhiên, theo một quan chức quốc phòng Mỹ, lượng quân nhân Nga ở biên giới chỉ khoảng vài chục nghìn. Ảnh: Reuters.
Ông Josep Borrell cho rằng, việc Nga đưa nhiều binh sĩ đến khu vực biên giới với Ukraine là hành động nguy hiểm, đồng thời kêu gọi Moscow rút quân. Ảnh: Reuters.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (ảnh) ngày 14/4 cũng kêu gọi Nga rút bớt quân ra khỏi biên giới Ukraine để hạ nhiệt tình hình. Ảnh: Reuters.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh) đưa ra lời kêu gọi tương tự khi thực hiện cuộc điện đàm để bàn về tình hình Ukraine. Ảnh: Reuters.
Về phần mình, Nga từng nhiều lần khẳng định các động thái của Moscow “không đe dọa ai mà chỉ nhằm đảm bảo an ninh”. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video hồi năm 2019: Nga và Ukraine ký thỏa thuận mới về vận chuyển khí đốt tới Châu Âu (Nguồn video: THĐT)
Reuters đưa tin, ngày 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (ảnh) cho biết ông đã ra lệnh cho các binh sĩ tham gia diễn tập ở Crimea và miền Tây nước Nga trở về căn cứ thường trực. Đợt rút quân này bắt đầu từ ngày 23/4 và sẽ hoàn tất vào ngày 1/5. Ảnh: Reuters.
"Tôi tin rằng mục tiêu các cuộc kiểm tra nhanh đã đạt được. Lực lượng quân đội đã chứng tỏ khả năng của họ để đảm bảo nền phòng thủ đáng tin cậy cho đất nước", Bộ trưởng Shoigu nói. Ảnh: Sputnik.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy (ảnh) ngay sau đó lên tiếng hoan nghênh quyết định của Nga. Ảnh: Reuters.
“Việc dần rút quân khỏi biên giới giữa hai nước sẽ góp phần hạ nhiệt căng thẳng. Ukraine vẫn cảnh giác, nhưng rất hoan nghênh bất cứ động thái nào nhằm giảm sự hiện diện quân sự và xuống thang tại vùng Donbass (miền đông Ukraine)”, Tổng thống Zelenskiy viết trên Twitter. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Nga đã tăng cường quân đội ở khu vực gần biên giới với Ukraine trong bối cảnh quan hệ Nga - Ukraine leo thang và nhiều nước phương Tây ngày càng quan ngại những vi phạm lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine. Ảnh: Reuters.
Hôm 19/4, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu Josep Borrell (ảnh) cho rằng Nga đang tập trung hơn 150.000 quân ở khu vực biên giới với Ukraine và tại Crimea. Tuy nhiên, theo một quan chức quốc phòng Mỹ, lượng quân nhân Nga ở biên giới chỉ khoảng vài chục nghìn. Ảnh: Reuters.
Ông Josep Borrell cho rằng, việc Nga đưa nhiều binh sĩ đến khu vực biên giới với Ukraine là hành động nguy hiểm, đồng thời kêu gọi Moscow rút quân. Ảnh: Reuters.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (ảnh) ngày 14/4 cũng kêu gọi Nga rút bớt quân ra khỏi biên giới Ukraine để hạ nhiệt tình hình. Ảnh: Reuters.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh) đưa ra lời kêu gọi tương tự khi thực hiện cuộc điện đàm để bàn về tình hình Ukraine. Ảnh: Reuters.
Về phần mình, Nga từng nhiều lần khẳng định các động thái của Moscow “không đe dọa ai mà chỉ nhằm đảm bảo an ninh”. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video hồi năm 2019: Nga và Ukraine ký thỏa thuận mới về vận chuyển khí đốt tới Châu Âu (Nguồn video: THĐT)