Khi tình hình ở Donbass diễn biến xấu đi, nhiều chính trị gia trong chính quyền ông Obama lên tiếng ủng hộ việc gửi vũ khí sát thương cho Ukraine. Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn kiên định chống lại đề xuất đó.
|
Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Obama ngồi gần nhau trong bàn tiệc chiêu đãi tại Hội nghị G7 ở Brussels.
|
Xuất hiện trong họp báo diễn ra ngày 9/2, Tổng thống Obama nói rằng,
ông sẽ xem xét việc gửi vũ khí sát thương cho lực lượng Ukraine. Vị Tổng thống Mỹ cho hay, việc viện trợ vũ khí sát thương là một trong các lựa chọn đang được đội ngũ cố vấn an ninh của ông đánh giá. Theo lời ông Obama, quyết định của ông sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc đàm phán hòa bình ở Minsk vào tuần sau.
"Khả năng gửi vũ khí sát thương là một trong số các lựa chọn mà chúng tôi đang cân nhắc. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa đưa ra quyết định vào lúc này", ông Obama nói.
Cùng với đó, ông nhấn mạnh rằng, ông bày tỏ rằng, mình vẫn thích giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine theo hình thức ngoại giao. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Merkel kiên định quan điểm của bà rằng, việc gửi vũ khí sát thương không giải quyết được tình hình ở Ukraine.
Đến lượt mình, Tổng thống Obama nhấn mạnh, tuy hai bên bất đồng về vấn đề gửi vũ khí sát thương này, nhưng Mỹ và châu Âu vẫn là đại diện của một khối thống nhất, mạnh mẽ. "Điều đó sẽ không thay đổi", ông Obama nói thêm.
Cả ông Obama và bà Merkel đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ ở Ukraine và nói rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đe dọa sự ổn định của châu Âu nói chung.
"Nếu từ bỏ nguyên tắc duy trì toàn vẹn lãnh thổ thì chúng tôi không thể giữ vững được trật tự hòa bình của châu Âu", bà Merkel nói.
Ngoài việc tái khẳng định tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ lên Nga, cả Tổng thống Obama và Thủ tướng Merkel đều bày tỏ rằng, họ sẽ tiếp tục làm việc với Ủy ban châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để hỗ trợ tài chính cho chính phủ Ukraine.