Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/7, Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rằng dự luật dẫn độ sang Trung Quốc "đã chết" và bà không có kế hoạch khởi động lại quá trình lập pháp đối với dự luật này. Tuyên bố của bà Lâm có thể được coi là chiến thắng đối với những người phản đối dự luật, nhưng hiện chưa rõ dự luật này sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn hay không. (Nguồn ảnh: Reuters)Nhiều ngày sau khi dự luật này bị "khai tử", Hong Kong vẫn chìm trong trong hơi cay mù mịt và hỗn loạn vì biểu tình. Cuối tuần qua, hàng trăm nghìn người biểu tình đã tuần hành đến Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại Hong Kong nhằm phản đối cái gọi là "xói mòn tự do" ở đặc khu do Bắc Kinh gây ra.Các nhà tổ chức ước tính 430 nghìn người đã tham gia vào cuộc tuần hành hôm 21/7, song phía cảnh sát cho rằng con số chỉ rơi vào khoảng 138 nghìn người.Người biểu tình không xông vào Văn phòng liên lạc nhưng họ ném trứng về phía tòa nhà.Hàng trăm cảnh sát chống bạo động Hong Kong đã được triển khai để trấn áp những người biểu tình quá khích ở cách tòa nhà Văn phòng Liên lạc hơn 1 km.Đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình Hong Kong đã xảy ra. Cảnh sát Hong Kong đã phải sử dụng đạn cao su và hơi cay để trấn áp đám đông.Những người biểu tình cũng yêu cầu thành lập một ủy ban độc lập để điều tra các hành động của cảnh sát liên quan đến những gì được coi là sử dụng vũ lực quá mức đối với người biểu tình.Đến đêm 22/7, một nhóm xã hội đen mặc áo thun trắng và đeo khẩu trang bịt kín mặt bất ngờ xông vào đám đông tại nhà ga Yuen Long ở Hong Kong, dùng gậy đánh đập cả người biểu tình và những hành khách.Vụ hành hung kéo dài đến gần khoảng nửa đêm và khiến ít nhất 36 người bị thương.Văn phòng của nghị sĩ Junius Ho bị đám đông người biểu tình phá hoại hôm 22/7.Người biểu tình phun sơn lên tường bên ngoài Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hong Kong ngày 21/7.Hơi cay mù mịt trên đường phố Hong Kong trong cuộc biểu tình ngày 21/7. Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/7, Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rằng dự luật dẫn độ sang Trung Quốc "đã chết" và bà không có kế hoạch khởi động lại quá trình lập pháp đối với dự luật này. Tuyên bố của bà Lâm có thể được coi là chiến thắng đối với những người phản đối dự luật, nhưng hiện chưa rõ dự luật này sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn hay không. (Nguồn ảnh: Reuters)
Nhiều ngày sau khi dự luật này bị "khai tử", Hong Kong vẫn chìm trong trong hơi cay mù mịt và hỗn loạn vì biểu tình. Cuối tuần qua, hàng trăm nghìn người biểu tình đã tuần hành đến Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại Hong Kong nhằm phản đối cái gọi là "xói mòn tự do" ở đặc khu do Bắc Kinh gây ra.
Các nhà tổ chức ước tính 430 nghìn người đã tham gia vào cuộc tuần hành hôm 21/7, song phía cảnh sát cho rằng con số chỉ rơi vào khoảng 138 nghìn người.
Người biểu tình không xông vào Văn phòng liên lạc nhưng họ ném trứng về phía tòa nhà.
Hàng trăm cảnh sát chống bạo động Hong Kong đã được triển khai để trấn áp những người biểu tình quá khích ở cách tòa nhà Văn phòng Liên lạc hơn 1 km.
Đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình Hong Kong đã xảy ra. Cảnh sát Hong Kong đã phải sử dụng đạn cao su và hơi cay để trấn áp đám đông.
Những người biểu tình cũng yêu cầu thành lập một ủy ban độc lập để điều tra các hành động của cảnh sát liên quan đến những gì được coi là sử dụng vũ lực quá mức đối với người biểu tình.
Đến đêm 22/7, một nhóm xã hội đen mặc áo thun trắng và đeo khẩu trang bịt kín mặt bất ngờ xông vào đám đông tại nhà ga Yuen Long ở Hong Kong, dùng gậy đánh đập cả người biểu tình và những hành khách.
Vụ hành hung kéo dài đến gần khoảng nửa đêm và khiến ít nhất 36 người bị thương.
Văn phòng của nghị sĩ Junius Ho bị đám đông người biểu tình phá hoại hôm 22/7.
Người biểu tình phun sơn lên tường bên ngoài Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hong Kong ngày 21/7.
Hơi cay mù mịt trên đường phố Hong Kong trong cuộc biểu tình ngày 21/7.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)