Hồi đầu tháng 7, một tài khoản Twitter của Trung Quốc đăng tải hai bức ảnh so sánh đập Tam Hiệp, trong đó có bức ảnh cho thấy con đập này dường như đang bị biến dạng. Ảnh: THX.
Tuy nhiên mới đây, Trung tâm quản lý Tập đoàn Tam Hiệp - đơn vị vận hành đập - đã bác bỏ đồn đoán về thực trạng của con đập như “biến dạng” hay “không thể giảm sức ép lũ”. Ảnh: THX.
"Hiện, đập Tam Hiệp vẫn vận hành an toàn và trong những năm qua không có hiện tượng gọi là 'biến dạng' hay bất cứ rủi ro đáng kể nào khác xảy ra với đập Tam Hiệp", đơn vị vận hành đập cho biết trên Thời báo Hoàn cầu ngày 18/7. Ảnh: THX.
Đơn vị này cũng khẳng định, trong đợt lũ lụt năm nay, hồ chứa đập Tam Hiệp đã thực hiện các chức năng chặn nước lũ và giảm đỉnh lũ. Tính đến ngày 17/7, đập Tam Hiệp đã ngăn được 6,6 tỉ mét khối nước. Ảnh: CD.
Được biết, trong thời gian qua, trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây nhất, vào sáng 18/7, 3 cửa xả lũ của đập được mở, với lưu lượng nước đổ vào hồ chứa là 61.000 m3/giây trong khi lưu lượng xả ra là 33.000 m3/giây. Ảnh: THX.
Trước đó, hồi tháng 6/2020, chuyên gia thủy văn người Đức gốc Hoa Wang Weiluo cảnh báo rằng đập Tam Hiệp không ổn định như nhiều người tưởng và nó có thể vỡ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên sau đó, chính phủ Trung Quốc phủ nhận thông tin đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ, khẳng định rằng kết cấu của đập thuỷ điện lớn nhất thế giới này vẫn nguyên vẹn. Ảnh: THX.
Nếu sự cố vỡ đập Tam Hiệp xảy ra, khoảng 400 triệu người sống ở khu vực hạ nguồn sông Trường Giang, trong đó có người dân tại những thành phố lớn như Thượng Hải, Vũ Hán..., có thể sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh: THX.
Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) nhận định một kịch bản như thế có thể gây ra thảm họa còn lớn hơn vụ vỡ đập Bản Kiều (ảnh) vốn cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người năm 1975. Ảnh: Albertoroura.
Trong khi đó, cây bút Leah Stephens của trang Interesting Engineering cảnh báo về tình trạng lũ lụt lớn chưa từng có nếu đập Tam Hiệp "vỡ trận", dẫn đến hậu quả kinh tế và xã hội lớn đối với Trung Quốc. Ảnh: THX.
Công trình thủy điện đập Tam Hiệp bao gồm một con đập dài 2.309 m, cao 185 m nằm chắn ngang sông Dương Tử tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chi phí xây dựng công trình này là hơn 30 tỉ USD, tính từ thời điểm khởi công năm 1994. Ảnh: AP.
Theo Wikipedia, hồ chứa nước của đập bắt đầu có nước vào ngày 1/6/2003. Thân đập được hoàn thành năm 2006. Dự án đập Tam Hiệp gần như hoàn tất và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4/7/2012. Ảnh: CGTN.
Đập Tam Hiệp hiện tại với 34 tổ máy phát điện, cho phép đạt công suất tới 22.500 MW. Ảnh: THX.
Mời độc giả xem thêm video: Trung Quốc trước nguy cơ từ đập Tam Hiệp (Nguồn video: VTC Now)
Hồi đầu tháng 7, một tài khoản Twitter của Trung Quốc đăng tải hai bức ảnh so sánh đập Tam Hiệp, trong đó có bức ảnh cho thấy con đập này dường như đang bị biến dạng. Ảnh: THX.
Tuy nhiên mới đây, Trung tâm quản lý Tập đoàn Tam Hiệp - đơn vị vận hành đập - đã bác bỏ đồn đoán về thực trạng của con đập như “biến dạng” hay “không thể giảm sức ép lũ”. Ảnh: THX.
"Hiện, đập Tam Hiệp vẫn vận hành an toàn và trong những năm qua không có hiện tượng gọi là 'biến dạng' hay bất cứ rủi ro đáng kể nào khác xảy ra với đập Tam Hiệp", đơn vị vận hành đập cho biết trên Thời báo Hoàn cầu ngày 18/7. Ảnh: THX.
Đơn vị này cũng khẳng định, trong đợt lũ lụt năm nay, hồ chứa đập Tam Hiệp đã thực hiện các chức năng chặn nước lũ và giảm đỉnh lũ. Tính đến ngày 17/7, đập Tam Hiệp đã ngăn được 6,6 tỉ mét khối nước. Ảnh: CD.
Được biết, trong thời gian qua, trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây nhất, vào sáng 18/7, 3 cửa xả lũ của đập được mở, với lưu lượng nước đổ vào hồ chứa là 61.000 m3/giây trong khi lưu lượng xả ra là 33.000 m3/giây. Ảnh: THX.
Trước đó, hồi tháng 6/2020, chuyên gia thủy văn người Đức gốc Hoa Wang Weiluo cảnh báo rằng đập Tam Hiệp không ổn định như nhiều người tưởng và nó có thể vỡ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên sau đó, chính phủ Trung Quốc phủ nhận thông tin đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ, khẳng định rằng kết cấu của đập thuỷ điện lớn nhất thế giới này vẫn nguyên vẹn. Ảnh: THX.
Nếu sự cố vỡ đập Tam Hiệp xảy ra, khoảng 400 triệu người sống ở khu vực hạ nguồn sông Trường Giang, trong đó có người dân tại những thành phố lớn như Thượng Hải, Vũ Hán..., có thể sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh: THX.
Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) nhận định một kịch bản như thế có thể gây ra thảm họa còn lớn hơn vụ vỡ đập Bản Kiều (ảnh) vốn cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người năm 1975. Ảnh: Albertoroura.
Trong khi đó, cây bút Leah Stephens của trang Interesting Engineering cảnh báo về tình trạng lũ lụt lớn chưa từng có nếu đập Tam Hiệp "vỡ trận", dẫn đến hậu quả kinh tế và xã hội lớn đối với Trung Quốc. Ảnh: THX.
Công trình thủy điện đập Tam Hiệp bao gồm một con đập dài 2.309 m, cao 185 m nằm chắn ngang sông Dương Tử tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chi phí xây dựng công trình này là hơn 30 tỉ USD, tính từ thời điểm khởi công năm 1994. Ảnh: AP.
Theo Wikipedia, hồ chứa nước của đập bắt đầu có nước vào ngày 1/6/2003. Thân đập được hoàn thành năm 2006. Dự án đập Tam Hiệp gần như hoàn tất và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4/7/2012. Ảnh: CGTN.
Đập Tam Hiệp hiện tại với 34 tổ máy phát điện, cho phép đạt công suất tới 22.500 MW. Ảnh: THX.
Mời độc giả xem thêm video: Trung Quốc trước nguy cơ từ đập Tam Hiệp (Nguồn video: VTC Now)