Siêu đập Đại Phục Hưng của Ethiopia đang được xây dựng ở khu vực cách biên giới Sudan 15 km. Đập có công suất lắp đặt là 6.450 megawatt và được coi là công trình trọng điểm quốc gia, giúp hàng chục triệu người dân Ethiopia thoát nghèo. Tuy nhiên, với Sudan và Ai Cập, hai nước ở hạ lưu sông, con đập này đang đe dọa đến cuộc sống người dân.Người Sudan lo ngại con đập lớn ở thượng nguồn có thể làm giảm lưu lượng dòng chảy của sông Nile Xanh, đe doạ việc sản xuất gạch từ bùn trong lũ lụt của người dân địa phương.David Plantino, 35 tuổi, người Nam Sudan, đã làm gốm trong bảy năm qua. "Như mọi người xung quanh, tôi phụ thuộc vào nước và bùn của sông Nile", ông nói. "Hai thứ này là sinh kế của người làm gốm. Tôi không phải là chuyên gia để có thể nói chuyện gì xảy ra sau khi Ethiopia vận hành con đập nhưng tôi chắc rằng sự khác biệt giữa sông Nile Trắng và Nile Xanh là sông Nile Trắng không có đất sét".Sông Nile chảy từ phía nam lên phía bắc qua miền Đông châu Phi, với 85% lưu lượng nước có nguồn gốc từ sông Nile Xanh ở vùng cao nguyên của Ethiopia. Sông Nile Xanh chảy vào Sudan và hợp nhất với sông Nile Trắng, một nhánh lớn khác của sông Nile, trước khi vào lãnh thổ Ai Cập.Suốt một thập kỷ qua, nhiều vòng đối thoại giữa 3 nước Ai Cập, Ethiopia và Sudan về con đập đều thất bại. Các nước không thể đạt được thỏa thuận về cách vận hành và tích nước của con đập này, đặc biệt là khi hạn hán.Ngay cả bên trong Sudan, người dân cũng có suy nghĩ mâu thuẫn về lợi ích và tác hại của siêu đập thủy điện này. Sông Nile thường có lũ lụt vào mùa hè. Những trận lũ này mặc dù đem đến dinh dưỡng và khoáng chất làm cho hai bờ sông trở nên màu mỡ, nó cũng gây thiệt hại cho người dân ven sông.Mùa hè năm ngoái, lũ lụt sông Nile đã gây thiệt hại lớn. Nhiều ngôi nhà đã bị phá hủy. Trong ảnh là tường của một ngôi nhà bị vỡ trong đợt lũ lụt vào tháng 9/2019.Những người dân có nhà bị hư hại hoặc phá hủy do lũ lụt đã phải chuyển đến sống trong các lều tạm được đặt gần đó. Với những người dân này, con đập của Ethiopia sẽ giúp hạ mực nước sông Nile và giảm lũ lụt.Tuy nhiên, với những người làm nghề nông, con đập thủy điện này có thể khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn. Họ phụ thuộc vào nguồn nước của sông Nile và phù sa của con sông này để trồng trọt. "Đất ở Tuti có thể trồng được mọi loại rau như khoai tây, hành tây, cà tím", ông Bakr, một người dân ở đảo Tuti - hòn đảo nơi sông Nile Trắng và Nile Xanh hợp nhất - nói.Tương tự, các ngư dân lo rằng lượng cá sẽ sụt giảm nếu đập Đại Phục Hưng đi vào hoạt động. "Cá ra khỏi nước sẽ chết. Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi dựa vào nước sông Nile và khu vực quanh đó", một người buôn cá ở Omdurman (Sudan) nói.Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện tại, cuộc sống của người dân ven sông Nile sẽ khó khắn hơn. Khoảng 35% dân số sống ở đồng bằng sông Nile sẽ đối mặt với việc thiếu hụt nước sinh hoạt vào năm 2040, do nhiệt độ tăng cao và những yếu tố khác, theo một nghiên cứu của Đại học Dartmouth, Mỹ.
Siêu đập Đại Phục Hưng của Ethiopia đang được xây dựng ở khu vực cách biên giới Sudan 15 km. Đập có công suất lắp đặt là 6.450 megawatt và được coi là công trình trọng điểm quốc gia, giúp hàng chục triệu người dân Ethiopia thoát nghèo. Tuy nhiên, với Sudan và Ai Cập, hai nước ở hạ lưu sông, con đập này đang đe dọa đến cuộc sống người dân.
Người Sudan lo ngại con đập lớn ở thượng nguồn có thể làm giảm lưu lượng dòng chảy của sông Nile Xanh, đe doạ việc sản xuất gạch từ bùn trong lũ lụt của người dân địa phương.
David Plantino, 35 tuổi, người Nam Sudan, đã làm gốm trong bảy năm qua. "Như mọi người xung quanh, tôi phụ thuộc vào nước và bùn của sông Nile", ông nói. "Hai thứ này là sinh kế của người làm gốm. Tôi không phải là chuyên gia để có thể nói chuyện gì xảy ra sau khi Ethiopia vận hành con đập nhưng tôi chắc rằng sự khác biệt giữa sông Nile Trắng và Nile Xanh là sông Nile Trắng không có đất sét".
Sông Nile chảy từ phía nam lên phía bắc qua miền Đông châu Phi, với 85% lưu lượng nước có nguồn gốc từ sông Nile Xanh ở vùng cao nguyên của Ethiopia. Sông Nile Xanh chảy vào Sudan và hợp nhất với sông Nile Trắng, một nhánh lớn khác của sông Nile, trước khi vào lãnh thổ Ai Cập.
Suốt một thập kỷ qua, nhiều vòng đối thoại giữa 3 nước Ai Cập, Ethiopia và Sudan về con đập đều thất bại. Các nước không thể đạt được thỏa thuận về cách vận hành và tích nước của con đập này, đặc biệt là khi hạn hán.
Ngay cả bên trong Sudan, người dân cũng có suy nghĩ mâu thuẫn về lợi ích và tác hại của siêu đập thủy điện này. Sông Nile thường có lũ lụt vào mùa hè. Những trận lũ này mặc dù đem đến dinh dưỡng và khoáng chất làm cho hai bờ sông trở nên màu mỡ, nó cũng gây thiệt hại cho người dân ven sông.
Mùa hè năm ngoái, lũ lụt sông Nile đã gây thiệt hại lớn. Nhiều ngôi nhà đã bị phá hủy. Trong ảnh là tường của một ngôi nhà bị vỡ trong đợt lũ lụt vào tháng 9/2019.
Những người dân có nhà bị hư hại hoặc phá hủy do lũ lụt đã phải chuyển đến sống trong các lều tạm được đặt gần đó. Với những người dân này, con đập của Ethiopia sẽ giúp hạ mực nước sông Nile và giảm lũ lụt.
Tuy nhiên, với những người làm nghề nông, con đập thủy điện này có thể khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn. Họ phụ thuộc vào nguồn nước của sông Nile và phù sa của con sông này để trồng trọt. "Đất ở Tuti có thể trồng được mọi loại rau như khoai tây, hành tây, cà tím", ông Bakr, một người dân ở đảo Tuti - hòn đảo nơi sông Nile Trắng và Nile Xanh hợp nhất - nói.
Tương tự, các ngư dân lo rằng lượng cá sẽ sụt giảm nếu đập Đại Phục Hưng đi vào hoạt động. "Cá ra khỏi nước sẽ chết. Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi dựa vào nước sông Nile và khu vực quanh đó", một người buôn cá ở Omdurman (Sudan) nói.
Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện tại, cuộc sống của người dân ven sông Nile sẽ khó khắn hơn. Khoảng 35% dân số sống ở đồng bằng sông Nile sẽ đối mặt với việc thiếu hụt nước sinh hoạt vào năm 2040, do nhiệt độ tăng cao và những yếu tố khác, theo một nghiên cứu của Đại học Dartmouth, Mỹ.