Châu Á chạy đua kiểm soát virus lạ chết người từ Trung Quốc

Google News

Nhà chức trách Trung Quốc xác nhận ca tử vong thứ 6 do viêm phổi lạ bùng phát từ Vũ Hán, trong khi bệnh nhân nhiễm virus corona lần đầu được ghi nhận tại Đài Loan.

Theo CNN, nhà chức trách Trung Quốc hôm 21/1 xác nhận đã có 6 người tử vong vì viêm phổi do virus corona gây ra, đồng thời số ca nhiễm virus đã tăng lên 291 người.
Trước đó vài giờ, Bắc Kinh xác nhận virus corona gây ra viêm phổi lạ có khả năng lây trực tiếp từ người qua người.
Virus lan rộng tại Trung Quốc
Vũ Hán, thành phố tại tỉnh Hồ Bắc là nơi bùng phát dịch lần này, đã ban bố hàng loạt biện pháp trong ngày 21/1 nhằm ngăn chăn sự lây lan của virus, trong đó có quyết định hủy bỏ lễ ăn mừng Tết Nguyên đán, dự kiến thu hút hàng trăm nghìn người tham dự.
Các công ty du lịch, lữ hành đã bị cấm đưa người theo nhóm rời khỏi Vũ Hán. Nhà chức trách thành phố cũng quyết định tăng cường các biện pháp quét thân nhiệt và rà soát các khu vực công cộng.
Nhà chức trách Trung Quốc xác nhận ca tử vong thứ 6 do viêm phổi lạ bùng phát từ Vũ Hán, trong khi bệnh nhân nhiễm virus corona lần đầu được ghi nhận tại Đài Loan.
Theo CNN, nhà chức trách Trung Quốc hôm 21/1 xác nhận đã có 6 người tử vong vì viêm phổi do virus corona gây ra, đồng thời số ca nhiễm virus đã tăng lên 291 người. 
Chau A chay dua kiem soat virus la chet nguoi tu Trung Quoc
Virus corona được xác nhận đã gây ra cái chết cho 6 nạn nhân. Ảnh: AFP.  
Trước đó vài giờ, Bắc Kinh xác nhận virus corona gây ra viêm phổi lạ có khả năng lây trực tiếp từ người qua người.
Tại Trung Quốc, giới chuyên gia lo ngại các nỗ lực nhằm kiểm soát sự lây lan được tiến hành quá muộn và bị cản trở bởi hệ thống hành chính quan liêu, không thể thiết lập các biện pháp cần thiết ngay từ ban đầu.
Trong những ngày tới, hàng trăm triệu người Trung Quốc sẽ tiếp tục di chuyển khắp cả nước và ra nước ngoài vào dịp Tết Nguyên đán. Đây là nguyên nhân khiến các chuyên gia lo ngại số người nhiễm virus corona sẽ tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.
Truyền thông Trung Quốc cho biết dù những ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán vào giữa tháng 12/2019, nhà chức trách đã không thiết lập các khu vực quét thân nhiệt hành khách tại các địa điểm nhạy cảm của thành phố như sân bay, ga tàu cho tới tận ngày 14/1.
Trong ngày 21/1, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố đã có tổng cộng 291 ca nhiễm virus vorona được báo cáo, trong đó có 77 ca nhiễm mới được xác nhận trong ngày 20/1. Chỉ riêng tại Vũ Hán, 60 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 20/1, bệnh nhân trẻ nhất chỉ mới 15 tuổi.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết 270 bệnh nhân được xác định tại Vũ Hán và một số khu vực lân cận tại tỉnh Hồ Bắc. Ngoài ra, các bệnh nhân khác được xác định tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 4 thị trấn ở tỉnh Quảng Đông. Các ca nghi nhiễm virus corona được ghi nhận tại Quảng Tây, Tứ Xuân, Vân Nam và Sơn Đông.
Tối ngày 21/1, Bắc Kinh xác nhận số ca tử vong được đã tăng lên 6 người, sau khi cơ quan y tế thành phố Vũ Hán báo cáo một người đàn ông 66 tuổi và một người phụ nữ 48 tuổi tử vong trong ngày 20/1.
Ca bệnh đầu tiên được ghi nhận ở Đài Loan
Trong ngày 21/1, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đài Loan cho biết ca bệnh đầu tiên nhiễm virus corona được ghi nhận tại sân bay quốc tế ở thành phố Đào Viên, gần Đài Bắc. Trước đó, 4 bệnh nhân nhiễm virus corona đã được ghi nhận tại Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nhà chức trách Đài Loan cho biết một phụ nữ đã báo cáo tình trạng sức khỏe bất thường sau khi rời máy bay trở về từ Vũ Hán. Người này sau đó được cách ly, các cuộc kiểm tra y tế tiếp theo xác nhận người này đã nhiễm virus.
Trước đó, bệnh nhân tại Hàn Quốc cho biết các bác sĩ ở Vũ Hán đã phát thuốc cảm cúm sau khi người này đi khám vì bị sốt, đau nhức cơ hôm 18/1. Người này sau đó đã được tự do bay về Hàn Quốc.
Bất chấp các báo cáo ban đầu cho rằng virus không lây giữa người với người, nhà chức trách Trung Quốc hôm 21/1 đã xác nhận virus corona gây ra dịch viêm phổi lạ "chắc chắn lây truyền giữa người với người".
Một bệnh nhân được cho là đã khiến 14 nhân viên y tế tại thành phố Vũ Hán bị nhiễm bệnh, dấu hiệu cho thấy virus có khả năng lây lan dễ dàng hơn so với tính toán trước đó.
Chau A chay dua kiem soat virus la chet nguoi tu Trung Quoc-Hinh-2
 Các bác sỹ đưa bệnh nhân vào bệnh viện ở thành phố Vũ Hán. Ảnh: AFP.
Vài ngày qua, bóng ma của dịch SARS từng lây nhiễm cho hơn 8.000 người và gây ra 774 ca tử vong khắp châu Á năm 2002 và 2003 đã một lần nữa làm nóng những tranh luận về dịch cúm đang bùng phát hiện nay ở Trung Quốc.
Khi dịch SARS bùng phát, các quan chức Trung Quốc ban đầu đánh giá thấp nguy cơ và không đưa tin đầy đủ về dịch bệnh, khiến người dân không nhận thức được tính nghiêm trọng của virus, cũng như không có các biện pháp kịp thời để ngăn chặn dịch bệnh.
Zhong Nanshan, chuyên gia từ Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, khẳng định dịch bệnh hiện nay dù không trầm trọng như SARS nhưng số người nhiễm bệnh đang "gia tăng nhanh chóng" và cho biết "tỷ lệ tử vong hiện tại không phản ánh đầy đủ tình hình".
Trong khi đó, các trung tâm nghiên cứu ở Hong Kong và Anh những ngày qua đồng loạt công bố các nghiên cứu cho rằng số ca nhiễm cúm lạ có nguồn gốc từ Vũ Hán chưa được công bố đầy đủ, và tình hình trên thực tế trầm trọng hơn nhiều so với báo cáo chính thức của Bắc Kinh.
Các nước tăng cường ngăn chặn virus lây lan
Trước khi các ca nhiễm bệnh được phát hiện bên ngoài Trung Quốc, các nỗ lực nhằm kiểm soát virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán đã được triển khai trên phạm vi quốc tế, trong bối cảnh Vũ Hán có đường bay thẳng tới hàng chục thành phố trên thế giới, chưa kể nguy cơ virus lây lan thông qua các đường bay từ Thượng Hải và Bắc Kinh.
Các sân bay tại châu Á đã tiến hành quét thân nhiệt hành khách đến từ Trung Quốc. Các biện pháp tương tự cũng được triển khai tại Mỹ, nơi nhiều sân bay có đường bay thẳng tới Vũ Hán như New York, San Francisco và Los Angeles.
Các triệu chứng bệnh cho thấy dịch viêm phổi lạ lần này có thời gian ủ bệnh tương đối dài, vì vậy các biện pháp phòng ngừa hiện nay có thể là chưa đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus.
"Chúng ta không thể ngăn chặn tuyệt đối sự xâm nhập vào lãnh thổ của loại dịch bệnh như thế này. Thời gian ủ bệnh có thể lên tới một tuần. Điều cần làm hiện nay là xác định những người có nguy cơ cao và bảo đảm những người này biết về dịch bệnh và tìm tới các cơ sở chăm sóc y tế", Brendan Murphy, quan chức cấp cao Bộ Y tế Australia, đánh giá.
Chau A chay dua kiem soat virus la chet nguoi tu Trung Quoc-Hinh-3
Sân bay Narita ở Tokyo tiến hành quét thân nhiệt hành khách đến từ Trung Quốc. Ảnh: Kyodo News. 
Ông Murphy cũng có chung nhận định với các nhà khoa học Hong Kong và Anh khi cho rằng số ca nhiễm bệnh thực tế cao hơn nhiều so với báo cáo của Trung Quốc, đồng thời cảnh báo người dân tỉnh táo trước các triệu chứng nhiễm bệnh tiềm tàng.
Nhà chức trách Australia hôm 21/1 đã cách ly một người đàn ông ở thành phố Brisbane vừa trở về từ Vũ Hán với các triệu chứng có thể là do nhiễm virus corona. Người này sẽ bị cách ly để tiến hành theo dõi, cho tới khi các triệu chứng chấm dứt, nhà chức trách cơ quan y tế bang Queensland cho biết.
Tại Mỹ, Viện Y tế quốc gia đang phát triển một loại vaccine nhằm đối phó với virus corona. Mặc dù vậy, các chuyên gia cho biết sẽ cần tới vài tháng để bắt đầu tiến hành bước thử nghiệm lâm sàng đầu tiên. Thời gian để đưa vaccine vào sử dụng có thể lên tới hơn 1 năm.
Trong khi đó, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang phối hợp với các nhà khoa học tại Texas và New York để nghiên cứu phát triển vaccine.
"Bài học mà chúng ta có được đó là sự lây lan của virus corona rất nguy hiểm, đây là một trong những đe dọa y tế lớn và mới nhất trên phạm vi toàn cầu", Peter Hotez, nhà khoa học vaccine tại Đại học Y học Baylor, bang Texas, cho biết.
Trước các diễn biến của dịch cúm tại châu Á, Tổ chức Y tế thế giới WHO thông bao sẽ có cuộc họp khẩn cấp trong ngày 22/1 tại Geneva, Thụy Sỹ, để quyết định sự cần thiết của việc ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, cũng như các khuyến nghị cần đưa ra nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Theo Duy Anh/Zing.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)