Ngày 9/8, biển người Triều Tiên tuần hành tại Quảng trường Kim Nhật Thành, mang theo cờ, băng rôn, biểu ngữ để phản đối nghị quyết trừng phạt kinh tế khắc nghiệt nhất từ trước đến nay của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên. Ảnh: Reuters.Theo AP, đây là sự kiện quy mô lớn do giới chức Triều Tiên tổ chức nhằm kêu gọi sự ủng hộ của người dân đối với chính quyền, đồng thời lên án lệnh trừng phạt do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hôm 5/8. Ảnh: Reuters.Hàng chục nghìn người dân Triều Tiên chia thành từng nhóm, gồm công nhân viên chức, quân nhân lần lượt hô khẩu hiệu phản đối Mỹ và lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Các quan chức cấp cao của Triều Tiên cũng tham dự cuộc tuần hành quy mô lớn này. Ảnh: Reuters.Ông Kim Ki Nam, ủy viên Bộ Chính trị, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, phát biểu trước người dân: “Mỹ và các đồng minh lại một lần nữa áp đặt nghị quyết trừng phạt, lạm quyền ở Liên Hợp Quốc và chỉ trích vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của chúng ta”. Ảnh: Reuters.Ngày 5/8, nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua với số phiếu tuyệt đối. Đây là phản ứng của các nước nhằm phản đối Triều Tiên tiến hành hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa liên tiếp trong tháng 7. Ảnh: Reuters.Nghị quyết mới số 2371 được coi là lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ nhất đối với Bình Nhưỡng từ trước đến nay, cấm hoàn toàn việc xuất khẩu khoáng sản và thủy sản của Triều Tiên, trong đó có than đá, mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này, cũng như sắt và quặng sắt. Ảnh: Reuters.Nghị quyết cũng cấm các nước tăng số lượng lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, cấm lập liên doanh mới với Triều Tiên hay đầu tư mới vào các liên doanh hiện tại. Dự kiến, nghị quyết này có thể khiến doanh thu xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên (hiện là 3 tỷ USD) bị cắt giảm một phần ba. Ảnh: Getty.Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã giáng xuống Triều Tiên hết lệnh trừng phạt này tới lệnh trừng phạt khác kể từ năm 2006 nhưng tất cả đều không làm suy chuyển tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ảnh: Getty.Triều Tiên đã làm "những điều ấn tượng trong suốt lịch sử tồn tại, kể từ những năm 1940 khi quốc gia này được thành lập, với khả năng vượt qua hầu như mọi áp lực kinh tế", John Delury, giáo sư tại Đại học Yonsei, Hàn Quốc, cho biết. "Đây không phải là quốc gia dễ đầu hàng". Ảnh: Getty.Theo Washington Post, cho dù các biện pháp cấm vận Triều Tiên mới được thực thi đầy đủ, các nước sẽ vẫn không thể khiến Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, tên lửa. Trong quá khứ, Triều Tiên không những không chịu khuất phục mà còn tranh thủ dùng những lệnh trừng phạt làm công cụ tuyên truyền, tập hợp sự đoàn kết trong nước. Ảnh: Reuters.
Ngày 9/8, biển người Triều Tiên tuần hành tại Quảng trường Kim Nhật Thành, mang theo cờ, băng rôn, biểu ngữ để phản đối nghị quyết trừng phạt kinh tế khắc nghiệt nhất từ trước đến nay của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Theo AP, đây là sự kiện quy mô lớn do giới chức Triều Tiên tổ chức nhằm kêu gọi sự ủng hộ của người dân đối với chính quyền, đồng thời lên án lệnh trừng phạt do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hôm 5/8. Ảnh: Reuters.
Hàng chục nghìn người dân Triều Tiên chia thành từng nhóm, gồm công nhân viên chức, quân nhân lần lượt hô khẩu hiệu phản đối Mỹ và lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Các quan chức cấp cao của Triều Tiên cũng tham dự cuộc tuần hành quy mô lớn này. Ảnh: Reuters.
Ông Kim Ki Nam, ủy viên Bộ Chính trị, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, phát biểu trước người dân: “Mỹ và các đồng minh lại một lần nữa áp đặt nghị quyết trừng phạt, lạm quyền ở Liên Hợp Quốc và chỉ trích vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của chúng ta”. Ảnh: Reuters.
Ngày 5/8, nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua với số phiếu tuyệt đối. Đây là phản ứng của các nước nhằm phản đối Triều Tiên tiến hành hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa liên tiếp trong tháng 7. Ảnh: Reuters.
Nghị quyết mới số 2371 được coi là lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ nhất đối với Bình Nhưỡng từ trước đến nay, cấm hoàn toàn việc xuất khẩu khoáng sản và thủy sản của Triều Tiên, trong đó có than đá, mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này, cũng như sắt và quặng sắt. Ảnh: Reuters.
Nghị quyết cũng cấm các nước tăng số lượng lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, cấm lập liên doanh mới với Triều Tiên hay đầu tư mới vào các liên doanh hiện tại. Dự kiến, nghị quyết này có thể khiến doanh thu xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên (hiện là 3 tỷ USD) bị cắt giảm một phần ba. Ảnh: Getty.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã giáng xuống Triều Tiên hết lệnh trừng phạt này tới lệnh trừng phạt khác kể từ năm 2006 nhưng tất cả đều không làm suy chuyển tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ảnh: Getty.
Triều Tiên đã làm "những điều ấn tượng trong suốt lịch sử tồn tại, kể từ những năm 1940 khi quốc gia này được thành lập, với khả năng vượt qua hầu như mọi áp lực kinh tế", John Delury, giáo sư tại Đại học Yonsei, Hàn Quốc, cho biết. "Đây không phải là quốc gia dễ đầu hàng". Ảnh: Getty.
Theo Washington Post, cho dù các biện pháp cấm vận Triều Tiên mới được thực thi đầy đủ, các nước sẽ vẫn không thể khiến Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, tên lửa. Trong quá khứ, Triều Tiên không những không chịu khuất phục mà còn tranh thủ dùng những lệnh trừng phạt làm công cụ tuyên truyền, tập hợp sự đoàn kết trong nước. Ảnh: Reuters.