Trang báo điện tử Stratfor mới đây đăng tải những bức hình vệ tinh có độ phân giải cao ghi lại cận cảnh tên lửa HQ-9 cùng cơ sở hạ tầng quân sự Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Và đặc biệt, các chuyên gia phân tích tới từ AllSource Analysis đã có những nhận xét về hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên đảo này sau khi xem xét những tấm hình vệ tinh chụp hôm 17/2.Theo các chuyên gia, đây chính là vị trí mà Trung Quốc bồi đắp trái phép để mở rộng trong suốt thời gian 2 tháng qua. Họ cho rằng, đây cũng là địa điểm mà Trung Quốc đặt hệ thống tên lửa HQ-9 trên đảo này.Sang tấm hình chụp ngày 17/2, những chuyên gia phân tích chỉ rõ cận cảnh vị trí đặt HQ-9 mà Bắc Kinh triển khai trái phép trên Phú Lâm. Trong ảnh, các chuyên gia của Allsource nhận thấy, Trung Quốc đã triển khai trái phép lên đảo Phú Lâm của Việt Nam hai khẩu đội bệ phóng tên lửa đất đối không HQ-9, cũng như các khí tài đảm bảo chiến đấu giống như radar điều khiển hỏa lực và radar bám bắt mục tiêu mạng pha chủ động (AESA) Type 305B.Ở những bức hình mới nhất này, chuyên gia hợp tác với Stratfor còn chỉ cho chúng ta thấy phần mở rộng đường băng trên đảo này cũng như các dấu vết ma sát trên đường băng và dấu lốp xe ở quanh các nhà chứa máy bay trên đảo này. Họ cho rằng, có tổng cộng 16 nhà chứa máy bay xây dựng ở nhiều vị trí dọc đường băng này nhằm mục đích chứa các tiêm kích như J-11.Cùng với đó, trong các bức ảnh của Stratfor, chuyên gia cũng phân tích cho thấy dường như Trung Quốc đã xây dựng nhiều tòa nhà lớn có thể cho phép xe chạy qua để chứa các vật liệu nổ hoặc đạn dược. Những bức tường dày bên ngoài các tòa nhà này là để ngăn sức công phá ở bên trong nhà kho ra phía ngoài nếu xảy ra cháy nổ.Hình ảnh mô phỏng nhà kho cỡ lớn chứa vũ khí trên đảo Phú Lâm. Trước đó ngày 19/2, trong buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam đã gửi công hàm phản đối cho Đai sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội liên quan tới việc Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trang báo điện tử Stratfor mới đây đăng tải những bức hình vệ tinh có độ phân giải cao ghi lại cận cảnh tên lửa HQ-9 cùng cơ sở hạ tầng quân sự Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Và đặc biệt, các chuyên gia phân tích tới từ AllSource Analysis đã có những nhận xét về hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên đảo này sau khi xem xét những tấm hình vệ tinh chụp hôm 17/2.
Theo các chuyên gia, đây chính là vị trí mà Trung Quốc bồi đắp trái phép để mở rộng trong suốt thời gian 2 tháng qua. Họ cho rằng, đây cũng là địa điểm mà Trung Quốc đặt hệ thống tên lửa HQ-9 trên đảo này.
Sang tấm hình chụp ngày 17/2, những chuyên gia phân tích chỉ rõ cận cảnh vị trí đặt HQ-9 mà Bắc Kinh triển khai trái phép trên Phú Lâm. Trong ảnh, các chuyên gia của Allsource nhận thấy, Trung Quốc đã triển khai trái phép lên đảo Phú Lâm của Việt Nam hai khẩu đội bệ phóng tên lửa đất đối không HQ-9, cũng như các khí tài đảm bảo chiến đấu giống như radar điều khiển hỏa lực và radar bám bắt mục tiêu mạng pha chủ động (AESA) Type 305B.
Ở những bức hình mới nhất này, chuyên gia hợp tác với Stratfor còn chỉ cho chúng ta thấy phần mở rộng đường băng trên đảo này cũng như các dấu vết ma sát trên đường băng và dấu lốp xe ở quanh các nhà chứa máy bay trên đảo này. Họ cho rằng, có tổng cộng 16 nhà chứa máy bay xây dựng ở nhiều vị trí dọc đường băng này nhằm mục đích chứa các tiêm kích như J-11.
Cùng với đó, trong các bức ảnh của Stratfor, chuyên gia cũng phân tích cho thấy dường như Trung Quốc đã xây dựng nhiều tòa nhà lớn có thể cho phép xe chạy qua để chứa các vật liệu nổ hoặc đạn dược. Những bức tường dày bên ngoài các tòa nhà này là để ngăn sức công phá ở bên trong nhà kho ra phía ngoài nếu xảy ra cháy nổ.
Hình ảnh mô phỏng nhà kho cỡ lớn chứa vũ khí trên đảo Phú Lâm. Trước đó ngày 19/2, trong buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam đã gửi công hàm phản đối cho Đai sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội liên quan tới việc Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.