Theo các tài liệu ghi lại đa số cung phi triều Nguyễn đều là con quan đại thần được tiến cung.Còn đối với cung phi triều Nguyễn là các cô gái bình dân, thông thường đều do quan viên địa phương tuyển chọn danh sách, sung vào Nội đình. Dân gian Huế có câu "Đưa con vô Nội" phản ánh một góc thực trạng triều đình tuyển rất nhiều con gái bình dân vào hầu hạ trong Nội đình.Theo các tài liệu về hậu cung triều Nguyễn, đối với thông lệ Nội đình sau khi Hoàng đế lên ngôi, người mới tiến cung dù là con nhà nào thì khi vào cung đình, cũng chỉ là cung nhân có đãi ngộ. Trường hợp hay thấy nhất chính là vào Nội đình một thời gian, sau đó có đức hạnh mà quyết định tấn phong lên bậc cao, dự hàng phi, hàng tần.Bên cạnh những thành phần được dự tuyển vào Nội đình trước rồi sách phong, triều Nguyễn cũng ghi nhận những trường hợp dùng lễ cưới vào cung, sách phong thẳng lên tước vị cao quý.Đó là trường hợp của Ân phi Hồ Thị Chỉ thời Khải Định. Ân phi, thuộc hàng Nhất giai Phi là tước hiệu cao quý nhất trong hàng "cửu giai" do triều Nguyễn ban tặng cho các bà vợ của vua trong nội cung. Ảnh minh họa.Trước Ân phi, thời Tự Đức đã có Nguyễn Văn Thị Hương vừa vào cung đã là Tứ giai Lượng tần. Có thể thấy vị hiệu tần phi, sớm có định đoạt hay không hoàn toàn là do ý niệm của Hoàng đế.Cũng theo các tư liệu ghi lại, dù sống tương đối nhàn hạ, no đủ nhưng các cung phi phải sống cảnh quanh quẩn trong Tử Cấm Thành, ngăn cách với thế giới bên ngoài. Đời sống của họ rất gò bó, phải kiêng cữ đủ thứ.Họ phải học thuộc lòng những điều cấm kỵ để tránh tai họa. Ở đây không ai được phép nói một chữ gì xấu, gỡ, hoặc thô tục như đau, bệnh, chết, đui què, câm, điếc, phong hủi, máu me. Trang phục phải theo đúng nghi thức.Có những phi tần được hoàng đế ân sủng nhưng rất nhiều người phải sống cô độc hết đời trong cung cấm mà chưa một lần nhìn thấy mặt vua. Một số trường hợp, khi vua qua đời, các bà hoàng phải chuyển tới sống ở lăng vua để trông nom, nhiều năm sau mới được trở về hậu cung.Mời độc giả xem video:Điện Biên: Bắt đối tượng vận chuyển 30 bánh heroin. Nguồn: THDT.
Theo các tài liệu ghi lại đa số cung phi triều Nguyễn đều là con quan đại thần được tiến cung.
Còn đối với cung phi triều Nguyễn là các cô gái bình dân, thông thường đều do quan viên địa phương tuyển chọn danh sách, sung vào Nội đình. Dân gian Huế có câu "Đưa con vô Nội" phản ánh một góc thực trạng triều đình tuyển rất nhiều con gái bình dân vào hầu hạ trong Nội đình.
Theo các tài liệu về hậu cung triều Nguyễn, đối với thông lệ Nội đình sau khi Hoàng đế lên ngôi, người mới tiến cung dù là con nhà nào thì khi vào cung đình, cũng chỉ là cung nhân có đãi ngộ. Trường hợp hay thấy nhất chính là vào Nội đình một thời gian, sau đó có đức hạnh mà quyết định tấn phong lên bậc cao, dự hàng phi, hàng tần.
Bên cạnh những thành phần được dự tuyển vào Nội đình trước rồi sách phong, triều Nguyễn cũng ghi nhận những trường hợp dùng lễ cưới vào cung, sách phong thẳng lên tước vị cao quý.
Đó là trường hợp của Ân phi Hồ Thị Chỉ thời Khải Định. Ân phi, thuộc hàng Nhất giai Phi là tước hiệu cao quý nhất trong hàng "cửu giai" do triều Nguyễn ban tặng cho các bà vợ của vua trong nội cung. Ảnh minh họa.
Trước Ân phi, thời Tự Đức đã có Nguyễn Văn Thị Hương vừa vào cung đã là Tứ giai Lượng tần. Có thể thấy vị hiệu tần phi, sớm có định đoạt hay không hoàn toàn là do ý niệm của Hoàng đế.
Cũng theo các tư liệu ghi lại, dù sống tương đối nhàn hạ, no đủ nhưng các cung phi phải sống cảnh quanh quẩn trong Tử Cấm Thành, ngăn cách với thế giới bên ngoài. Đời sống của họ rất gò bó, phải kiêng cữ đủ thứ.
Họ phải học thuộc lòng những điều cấm kỵ để tránh tai họa. Ở đây không ai được phép nói một chữ gì xấu, gỡ, hoặc thô tục như đau, bệnh, chết, đui què, câm, điếc, phong hủi, máu me. Trang phục phải theo đúng nghi thức.
Có những phi tần được hoàng đế ân sủng nhưng rất nhiều người phải sống cô độc hết đời trong cung cấm mà chưa một lần nhìn thấy mặt vua. Một số trường hợp, khi vua qua đời, các bà hoàng phải chuyển tới sống ở lăng vua để trông nom, nhiều năm sau mới được trở về hậu cung.