Mời xem clip: Sự trùng hợp kỳ lạ giữa vua chúa Việt Nam và thế giới" tại đây:
Tuy làm hoàng thượng, chân mệnh thiên tử, thân khoác hoàng bào, ngồi trên ngai vàng quyền uy bậc nhất, nhưng trong lịch sử đã từng có những vị hoàng đế từng trúng độc mà chết. Vì thế, vấn đề thực phẩm sạch rất được các hoàng đế và hoàng gia cổ đại coi trọng.
Việc ăn uống của vua chúa có một bộ phận chuyên trách gọi là “ngự trù” (bếp chuyên phục vụ vua) phụ trách. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như an toàn tính mạng của bản thân, hoàng đế đã đề ra rất nhiều quy định.
Đầu tiên, nguồn gốc thực phẩm cung cấp vào hoàng cung nguồn gốc rõ ràng, kiểm dịch kỹ càng. Thông thường, thực phẩm phục vụ cho hoàng cung cổ đại được cung cấp bởi ba kênh chính. Thứ nhất: Là đặc sản các vùng miền cúng tiến. Thứ hai: Do bộ phận chuyên trách Quang Lộc Tự kết hợp với các bộ phận chuyên trách tại địa phương đứng ra thu mua tại thị trường thông qua hoạt động giao thương. Thứ ba: Do chính hoàng cung tự cung cấp từ những “Thượng lâm uyển” tức “nông trường hoàng gia” tự sản xuất. Số lượng cung cấp thực phẩm từ đây bao gồm rau củ quả sạch và các loại gia súc.
|
Một số đồ bạc được dùng trong hoàng cung cổ đại. |
Ngoài việc xác định nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, hoàng gia còn sử dụng một số biện pháp tuy đơn giản mà lại rất hiệu quả nhằm phòng tránh bị trúng độc và bị hạ độc. Vua thường có một thái giám chuyên trách phục vụ việc ăn uống được gọi là “ Thị thiện thái giám”. Trước khi vua ăn, thái giám này sẽ là người thử trước các món ăn và được gọi là “Thường thiện”.
Ngoài ra, cách đơn giản nhất chính là dùng đồ ăn bằng bạc. Nếu như trong thực phẩm có độc, bạc lập tức bị chuyển thành màu đen. Khoa học hiện đại đã chứng minh, cách này tuy rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.
Nếu sử dụng đồ bằng vàng, gốm, sứ, ngọc… để đựng thức ăn, nước uống thì có thể dùng một chiếc thẻ bạc nhúng vào đồ ăn để kiểm tra. Việc này sẽ do thị thiện thái giám phụ trách, sau khi thức ăn được dâng lên, thái giám sẽ mở lồng bàn, đứng trước mặt hoàng thượng dùng đồ bạc thử độc tố. Thời vua Phổ Nghi còn quy định, mỗi đĩa thức ăn đều phải có một thẻ bằng bạc kèm theo.
Ngoài ra, mỗi một ngự thiện, ngự thiện phòng đều giữ lại một chút thực phẩm của món ăn hôm đó để tiện cho công việc kiểm dịch. Dưới triều Thanh, hoàng thượng một ngày ăn hai bữa cơm sáng và tối. Khi ăn chỉ một mình ăn gọi là “khất độc thực” để tránh bị hạ độc tại chỗ. Tuy nói hoàng đế “khất độc thực” nhưng bên cạnh luôn có thị thiện thái giám. Nếu món nào ở xa không với tới chỉ cần ngồi tại chỗ há mồm đã có thái giám gắp bón tận miệng
|
Ảnh minh họa một số đồ ăn bằng vàng. |
Ngoài thị thiện thái giám ra, cự ly xa hơn một chút sẽ có một số trọng thần hoặc hoàng tử đứng hầu. Hoàng đế không muốn ăn hoặc nhất thời ngẫu hứng sẽ ban thưởng món ngon cho họ. Nhưng người được ban thưởng cũng chỉ được đứng ở một chiếc bàn kê ở chỗ khác để ăn đồ được ban.
Không chỉ có thế, mỗi món ăn của hoàng thượng ngự dùng đều có tấm biển để cạnh ghi rõ tên đầu bếp. Quy định này vừa giúp đảm bảo chất lượng của món ăn vừa có thể dễ dàng quy nguồn gốc thứ hai nếu món ăn có vấn đề gì về chất lượng thì sẽ dễ dàng truy cứu.
Ở triều Thanh có một quy định rất rõ ràng từ tổ tông để lại: “Ngật thái bất hứa quá tam chủy” tức một món không được ăn quá ba thìa. Hơn nữa, hoàng thượng không được để lộ món khoái khẩu cũng như sự háu ăn. Đây cũng là quy định vừa tạo ra khí phái của hoàng gia, vừa phòng tránh bị chống độc.