1. "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" (Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh) là khẩu hiệu chính trong giai đoạn chuyển tiếp ngắn ở Trung Quốc từ năm 1956-1957 do Mao Trạch Đông đề xuất. Khẩu hiệu này nhằm khuyến khích nhiều quan điểm và giải pháp đề xuất khác nhau để giải quyết các vấn đề bức xúc khi đó, để người dân dám phát biểu, dám phê bình, dám tranh luận. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, đây chỉ là cái bẫy để Mao Trạch Đông phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng ra khỏi đảng.
2. "Dám nghĩ dám làm" là một trong những câu khẩu hiệu cốt lõi của phong trào "Đại nhảy vọt" do Mao Trạch Đông khởi xướng, hướng tới những đại hợp tác xã, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội trong thời gian ngắn. Câu khẩu hiệu khuyến khích người dân Trung Hoa mạnh dạn tham gia xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, "Đại nhảy vọt" lại bị xem là "Đại nhảy lùi" khi ngày càng kiến kinh tế Trung Quốc lâm vào trì trệ và khủng hoảng.
3. "Diệt Bốn cái cũ" là một khẩu hiệu đấu tranh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa năm 1968. Bốn điều cần tiêu diệt này là tất cả "tư duy cũ", "văn hóa cũ", "thói quen cũ", “phong tục cũ" với mục đích để thoát khỏi những khuôn mẫu Trung Quốc cũ và tạo ra một nề nếp mới. Chiến dịch này được phát triển và thực hiện bởi Hồng vệ binh. Trong ảnh là Một bức tượng phật Bồ tát Trung Quốc từ thời nhà Đường cũng bị phát hủy trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
4. "Cải cách và mở cửa" được Đặng Tiểu Bình đưa ra sau khi ông lên nắm quyền năm 1978. Đặng Tiểu Bình chính là người phát động một cuộc đại cải cách kinh tế Trung Quốc bằng cách đưa ra chương trình bốn hiện đại hóa và khái niệm về một chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Trong ảnh là Đặng Tiểu Bình (phải) ngồi cùng với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.5. "Đẻ ít con, nuôi nhiều lợn" là câu khẩu hiệu kinh điển của Trung Quốc trong những năm 1979, gắn liền với chính sách một con và kiềm chế sự bùng nổ dân số của Trung Quốc. Điều đáng nói, khẩu hiệu này không hề được chính quyền trung ương đề xuất hay thông qua, nhưng nó lại được các chính quyền địa phương sử dụng rất phổ biến. Thậm chí, nó còn được in lên tường trong phòng làm việc của các quan chức địa phương.6. "Thuyết 3 đại diện": Vào những năm 2000, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đơn cử là Giang Trạch Dân đã phát triển và hoàn thiện học thuyết của Đặng Tiểu Bình có tên là: "Thuyết 3 đại diện". Nội dung của thuyết này là Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho sức sản xuất tiên tiến nhất, cho lợi ích của đại đa số nhân dân Trung Quốc và đại diện cho nền văn hóa Trung Quốc.
Theo Giang Trạch Dân, sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cao nhất thế giới, nhưng Đảng Cộng sản đang đứng trước thử thách mới. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần có một lý luận mới để duy trì địa vị Đảng cầm quyền của dân tộc phù hợp với bối cảnh thế giới hiện đại.
7. “Xã hội hài hòa”: Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, khẩu hiệu đặt ra cho Trung Quốc xây dựng một “xã hội hài hòa” phản ánh sự dân chủ, thượng tôn pháp luật, công bằng, công lý, trung thực, hữu nghị và giàu sức sống. Khẩu hiệu ngắn gọn này của ông Hồ Cẩm Đào đã mở đường cho hàng loạt những chính sách, quy định luật pháp và chương trình cải cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc. Thậm chí, năm 2005, ông Hồ Cẩm Đào còn đề nghị đưa khái niệm “xây dựng xã hội hài hòa” vào Hiến pháp Trung Quốc nhưng đến nay, Quốc hội nước này vẫn chưa thông qua. 8. "Giấc mơ Trung Hoa": Nếu như Xã hội hài hòa là khẩu hiệu của Hồ Cẩm Đào thì khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức Chủ tịch nước Trung Quốc, "bình rượu" này đã được đổi tên thành "Giấc mơ Trung Hoa" trong công cuộc "phục hưng lại một Trung Quốc vĩ đại". Theo ông Tập,“Giấc mơ Trung Hoa là giấc mơ của cả đất nước cũng như của mỗi người dân” và để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” thì chúng ta phải làm theo cách của người Trung Quốc – đó là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, con đường thực hiện giấc mơ này của Chủ tịch Trung Quốc sẽ còn gặp rất nhiều gian nan.
1. "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" (Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh) là khẩu hiệu chính trong giai đoạn chuyển tiếp ngắn ở Trung Quốc từ năm 1956-1957 do Mao Trạch Đông đề xuất. Khẩu hiệu này nhằm khuyến khích nhiều quan điểm và giải pháp đề xuất khác nhau để giải quyết các vấn đề bức xúc khi đó, để người dân dám phát biểu, dám phê bình, dám tranh luận. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, đây chỉ là cái bẫy để Mao Trạch Đông phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng ra khỏi đảng.
2. "Dám nghĩ dám làm" là một trong những câu khẩu hiệu cốt lõi của phong trào "Đại nhảy vọt" do Mao Trạch Đông khởi xướng, hướng tới những đại hợp tác xã, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội trong thời gian ngắn.
Câu khẩu hiệu khuyến khích người dân Trung Hoa mạnh dạn tham gia xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, "Đại nhảy vọt" lại bị xem là "Đại nhảy lùi" khi ngày càng kiến kinh tế Trung Quốc lâm vào trì trệ và khủng hoảng.
3. "Diệt Bốn cái cũ" là một khẩu hiệu đấu tranh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa năm 1968. Bốn điều cần tiêu diệt này là tất cả "tư duy cũ", "văn hóa cũ", "thói quen cũ", “phong tục cũ" với mục đích để thoát khỏi những khuôn mẫu Trung Quốc cũ và tạo ra một nề nếp mới. Chiến dịch này được phát triển và thực hiện bởi Hồng vệ binh. Trong ảnh là Một bức tượng phật Bồ tát Trung Quốc từ thời nhà Đường cũng bị phát hủy trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
4. "Cải cách và mở cửa" được Đặng Tiểu Bình đưa ra sau khi ông lên nắm quyền năm 1978. Đặng Tiểu Bình chính là người phát động một cuộc đại cải cách kinh tế Trung Quốc bằng cách đưa ra chương trình bốn hiện đại hóa và khái niệm về một chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Trong ảnh là Đặng Tiểu Bình (phải) ngồi cùng với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
5. "Đẻ ít con, nuôi nhiều lợn" là câu khẩu hiệu kinh điển của Trung Quốc trong những năm 1979, gắn liền với chính sách một con và kiềm chế sự bùng nổ dân số của Trung Quốc. Điều đáng nói, khẩu hiệu này không hề được chính quyền trung ương đề xuất hay thông qua, nhưng nó lại được các chính quyền địa phương sử dụng rất phổ biến. Thậm chí, nó còn được in lên tường trong phòng làm việc của các quan chức địa phương.
6. "Thuyết 3 đại diện": Vào những năm 2000, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đơn cử là Giang Trạch Dân đã phát triển và hoàn thiện học thuyết của Đặng Tiểu Bình có tên là: "Thuyết 3 đại diện". Nội dung của thuyết này là Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho sức sản xuất tiên tiến nhất, cho lợi ích của đại đa số nhân dân Trung Quốc và đại diện cho nền văn hóa Trung Quốc.
Theo Giang Trạch Dân, sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cao nhất thế giới, nhưng Đảng Cộng sản đang đứng trước thử thách mới. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần có một lý luận mới để duy trì địa vị Đảng cầm quyền của dân tộc phù hợp với bối cảnh thế giới hiện đại.
7. “Xã hội hài hòa”: Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, khẩu hiệu đặt ra cho Trung Quốc xây dựng một “xã hội hài hòa” phản ánh sự dân chủ, thượng tôn pháp luật, công bằng, công lý, trung thực, hữu nghị và giàu sức sống. Khẩu hiệu ngắn gọn này của ông Hồ Cẩm Đào đã mở đường cho hàng loạt những chính sách, quy định luật pháp và chương trình cải cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc.
Thậm chí, năm 2005, ông Hồ Cẩm Đào còn đề nghị đưa khái niệm “xây dựng xã hội hài hòa” vào Hiến pháp Trung Quốc nhưng đến nay, Quốc hội nước này vẫn chưa thông qua.
8. "Giấc mơ Trung Hoa": Nếu như Xã hội hài hòa là khẩu hiệu của Hồ Cẩm Đào thì khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức Chủ tịch nước Trung Quốc, "bình rượu" này đã được đổi tên thành "Giấc mơ Trung Hoa" trong công cuộc "phục hưng lại một Trung Quốc vĩ đại".
Theo ông Tập,“Giấc mơ Trung Hoa là giấc mơ của cả đất nước cũng như của mỗi người dân” và để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” thì chúng ta phải làm theo cách của người Trung Quốc – đó là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, con đường thực hiện giấc mơ này của Chủ tịch Trung Quốc sẽ còn gặp rất nhiều gian nan.