1. The Whiskey Rebels (1795). Lệnh ân xá đầu tiên được ban ra trong làn sóng trỗi dậy của cuộc nổi dậy vũ trang. Vào năm 1794 một nhóm nông dân sản xuất whisky ở Pennsylvania đã xuống đường và đốt cháy nhà của một thanh tra viên thuế địa phương do phẫn nộ với thuế liên bang cao ngất ngưởng. Cuộc tấn công diễn ra ngay sau một số cuộc biểu tình đã đe dọa tình hình chính trị của nước Mỹ còn non trẻ thời bấy giờ.
Trước nguy cơ cuộc nổi dậy lan rộng, Tổng thống Geogre Washington buộc phải chỉ huy 13.000 binh sĩ hùng hậu tiến về miền Tây Pennsylvania để dập tắt cuộc nổi loạn. Khoảng 20 người của cuộc nổi loạn bị bắt và 2 người bị kết tội phản quốc và bị tuyên án tử hình. Washington đã ra lệnh ân xá cho 20 người để tránh thêm bất mãn.
2. Brigham Young (1858). Brigham Young là lãnh đạo lỗi lạc của cộng đồng người theo đạo Mormon và có công gây dựng “vùng đất hứa” thành phố Salt Lake. Ông dẫn đầu Giáo hội “Thánh hữu ngày sau” tới Utah những năm 1840 và sau đó được coi như người lập ra chính phủ đầu tiên trên mảnh đất này. Vì lo ngại Young và các tín đồ Mormon sẽ lập chế độ thần quyền Utah nên vào năm 1857, Tổng thống James Buchanan đã cử một đội viễn chinh chiếm lại quyền kiểm soát vùng đất này.Trong cuộc chiến được biết đến như là Chiến tranh Utah, giáo đồ theo Young đã vướng vào tình huống bế tắc với quân đội Hoa Kỳ. Cuộc chiến ít đổ máu nhưng gặp sự cố đó là một nhóm tín đồ Mormon đã giết chết hơn 100 thành viên dân sự của toa xe lửa ở California vào tháng 9 năm 1795. Dù đây là cuộc thảm sát lớn nhưng Young và những người theo ông đều nhận được ân xá của Tổng thống James Buchanan như một phần của thỏa hiệp hòa bình với Chính phủ liên bang.
3. Fitz John Porter (1886). Năm 1986, tất cả cựu binh miền Nam của Mỹ đã nhận được lệnh ân xá của Tổng thống, nhưng phải 18 năm sau họ mới thực sự được ân xá trước khi đại tướng Fitz John Porter được minh oan về vai trò của ông trong cuộc nội chiến. Dù là chỉ huy lão luyện nhưng Porter vẫn bị giáng chức khi để thua trong trận chiến thứ hai Bull Run vào năm 1862. Trong giai đoạn tham chiến, ông luôn phản ứng chậm chạp với những mệnh lệnh của thiếu tướng John Pope và bị ép chỉ huy cuộc tấn công trong tâm thế chưa chuẩn bị đầy đủ, nên đã gây tổn thất lớn cho quân đội. Chính vì vậy, ông bị sa thải sau phiên tòa xét xử công khai gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên, Porter vẫn tin rằng mình bị đổ oan. Vì vậy, phần lớn cuộc đời còn lại ông cố gắng rửa oan cho mình. Cuối cùng vào năm 1879, phiên tòa phúc thẩm phán quyết rằng ông không chỉ vô tội mà còn cố gắng giảm nhẹ tổn thất trong trận chiến nêu trên. Do đó vào năm 1882, Tổng thống Chester A. Arthur đã tha tội và khôi phục cấp hàm cho ông. Sau đó tổng thống Grover Cleveland phải ân xá cho Porter.
4. Eugene V. Debs (1921). Nhà chính trị xã hội Eugene Debs giành được gần 1 triệu lá phiếu vào năm 1920 trong cuộc bầu cử Tổng thống mặc dù ông phát động chiến dịch tranh cử trong nhà giam. Debs bị bắt vào năm 1918 sau khi ông có bài diễn văn đưa ra những câu hỏi liên quan đến việc tham chiến của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và khuyến khích mọi người chống lại dự thảo hiến pháp. Sau hơn 2 năm trong nhà lao, ông ra tù vào năm 1921 theo lệnh của Tổng thống Warren G. Harding. Trong khi Harding giảm án cho Debs, ông cũng xem xét đến vấn đề tuổi tác của Debs nhưng cuối cùng lại không ban lệnh ân xá. Debs chết vào năm 1926 nhưng đến tận năm 1976 luật của quốc hội mới trả lại quyền công dân cho ông.
5. Jimmy Hoffa (1971). Jimmy Hoffa là một trong những nhà lãnh đạo công nhân nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Ông cũng là người nhận được lệnh ân xá gây nhiều tranh cãi. Với vị trí Chủ tịch công đoàn Teamster đầy quyền uy, Hoffa giành nhiều thắng lợi quan trọng cho công nhân, đặc biệt là hợp đồng vận tải quốc gia năm 1964. Cũng trong năm này, sau hàng loạt điều tra của Chính phủ về công đoàn Teamster, Hoffa đã bị kết án 8 năm tù về tội hối lộ bồi thẩm đoàn ở một vụ án trước đó và 3 năm tù về tội gian lận thư tín và sử dụng quỹ Teamster bất hợp pháp.
Hoffa vào tù năm 1967 nhưng chỉ vài năm sau ông được Tổng thống Richard Nixon khoan hồng với điều kiện ông không được tham gia vào các hoạt động của công đoàn Teamster. Nhưng nhiều người cho rằng, sự khoan hồng của Tổng thống còn liên quan đến giao kèo bí mật về việc công đoàn sẽ ủng hộ Richard Nixon tái đắc cử Tổng thống .
6. Richard Nixon (1974). Richard Nixon từ giã Nhà Trắng khi đang đương nhiệm vào tháng 8 năm 1974 vì bê bối chính trị Watergate. Đáng lẽ ông phải bị truy tố và tống giam nhưng Tổng thống kế nhiệm Nixon – Gerald Ford lại ân xá cho ông. Lệnh ân xá này đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận nước Mỹ.
Những người đồng tình với Ford cho rằng, hành động này giúp đất nước thoát khỏi kỷ nguyên bê bối và lạm dụng quyền lực chính trị nhưng những người phản đối lại quả quyết rằng, lệnh ân xá của Tổng thống đã cản trở việc điều tra vụ tham nhũng của Tổng thống. Do đó, lệnh ân xá Nixon đã trở thành vấn đề tranh cãi trong nhiệm kì Tổng thống của Ford và đây là một phần nguyên nhân khiến ông thất bại khi tái tranh cử vào năm 1976.
7. Patty Hearst (2001). Vào năm 1974, Patty Hearst - cháu gái của ông trùm báo chí William Randolph Hearst đã bị bắt cóc và đòi tiền chuộc bởi một nhóm du kích cấp tiến tự xưng là Quân đội Giải phóng Symbionese. Cô gái thừa kế 19 tuổi này đã khiến thế giới bàng hoàng khi tuyên bố tự nguyện gia nhập hàng ngũ của những kẻ bắt cóc. Cô lấy tên là "Tania" và đã dùng khẩu súng trường trong một vụ cướp ngân hàng SLA chỉ vài ngày sau đó.
Tháng 9/1975, cô bị FBI vây bắt và luật sư của cô biện hộ rằng cô bị tẩy não và bị lợi dụng trong tình trạng vô thức. Tuy nhiên, biện hộ này không giúp cô thoát án tù 7 năm vì tội cướp ngân hàng. Tổng thống Jimmy Carter cho rằng, hình phạt quá nghiêm khắc và giảm án cho cô chỉ còn 22 tháng. Sau đó, với sự thuyết phục của Carter, Tổng thống Bill Clinton đã ân xá cho cô vào năm 2011.
1. The Whiskey Rebels (1795). Lệnh ân xá đầu tiên được ban ra trong làn sóng trỗi dậy của cuộc nổi dậy vũ trang. Vào năm 1794 một nhóm nông dân sản xuất whisky ở Pennsylvania đã xuống đường và đốt cháy nhà của một thanh tra viên thuế địa phương do phẫn nộ với thuế liên bang cao ngất ngưởng. Cuộc tấn công diễn ra ngay sau một số cuộc biểu tình đã đe dọa tình hình chính trị của nước Mỹ còn non trẻ thời bấy giờ.
Trước nguy cơ cuộc nổi dậy lan rộng, Tổng thống Geogre Washington buộc phải chỉ huy 13.000 binh sĩ hùng hậu tiến về miền Tây Pennsylvania để dập tắt cuộc nổi loạn. Khoảng 20 người của cuộc nổi loạn bị bắt và 2 người bị kết tội phản quốc và bị tuyên án tử hình. Washington đã ra lệnh ân xá cho 20 người để tránh thêm bất mãn.
2. Brigham Young (1858). Brigham Young là lãnh đạo lỗi lạc của cộng đồng người theo đạo Mormon và có công gây dựng “vùng đất hứa” thành phố Salt Lake. Ông dẫn đầu Giáo hội “Thánh hữu ngày sau” tới Utah những năm 1840 và sau đó được coi như người lập ra chính phủ đầu tiên trên mảnh đất này. Vì lo ngại Young và các tín đồ Mormon sẽ lập chế độ thần quyền Utah nên vào năm 1857, Tổng thống James Buchanan đã cử một đội viễn chinh chiếm lại quyền kiểm soát vùng đất này.
Trong cuộc chiến được biết đến như là Chiến tranh Utah, giáo đồ theo Young đã vướng vào tình huống bế tắc với quân đội Hoa Kỳ. Cuộc chiến ít đổ máu nhưng gặp sự cố đó là một nhóm tín đồ Mormon đã giết chết hơn 100 thành viên dân sự của toa xe lửa ở California vào tháng 9 năm 1795. Dù đây là cuộc thảm sát lớn nhưng Young và những người theo ông đều nhận được ân xá của Tổng thống James Buchanan như một phần của thỏa hiệp hòa bình với Chính phủ liên bang.
3. Fitz John Porter (1886). Năm 1986, tất cả cựu binh miền Nam của Mỹ đã nhận được lệnh ân xá của Tổng thống, nhưng phải 18 năm sau họ mới thực sự được ân xá trước khi đại tướng Fitz John Porter được minh oan về vai trò của ông trong cuộc nội chiến. Dù là chỉ huy lão luyện nhưng Porter vẫn bị giáng chức khi để thua trong trận chiến thứ hai Bull Run vào năm 1862. Trong giai đoạn tham chiến, ông luôn phản ứng chậm chạp với những mệnh lệnh của thiếu tướng John Pope và bị ép chỉ huy cuộc tấn công trong tâm thế chưa chuẩn bị đầy đủ, nên đã gây tổn thất lớn cho quân đội.
Chính vì vậy, ông bị sa thải sau phiên tòa xét xử công khai gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên, Porter vẫn tin rằng mình bị đổ oan. Vì vậy, phần lớn cuộc đời còn lại ông cố gắng rửa oan cho mình. Cuối cùng vào năm 1879, phiên tòa phúc thẩm phán quyết rằng ông không chỉ vô tội mà còn cố gắng giảm nhẹ tổn thất trong trận chiến nêu trên. Do đó vào năm 1882, Tổng thống Chester A. Arthur đã tha tội và khôi phục cấp hàm cho ông. Sau đó tổng thống Grover Cleveland phải ân xá cho Porter.
4. Eugene V. Debs (1921). Nhà chính trị xã hội Eugene Debs giành được gần 1 triệu lá phiếu vào năm 1920 trong cuộc bầu cử Tổng thống mặc dù ông phát động chiến dịch tranh cử trong nhà giam. Debs bị bắt vào năm 1918 sau khi ông có bài diễn văn đưa ra những câu hỏi liên quan đến việc tham chiến của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và khuyến khích mọi người chống lại dự thảo hiến pháp.
Sau hơn 2 năm trong nhà lao, ông ra tù vào năm 1921 theo lệnh của Tổng thống Warren G. Harding. Trong khi Harding giảm án cho Debs, ông cũng xem xét đến vấn đề tuổi tác của Debs nhưng cuối cùng lại không ban lệnh ân xá. Debs chết vào năm 1926 nhưng đến tận năm 1976 luật của quốc hội mới trả lại quyền công dân cho ông.
5. Jimmy Hoffa (1971). Jimmy Hoffa là một trong những nhà lãnh đạo công nhân nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Ông cũng là người nhận được lệnh ân xá gây nhiều tranh cãi. Với vị trí Chủ tịch công đoàn Teamster đầy quyền uy, Hoffa giành nhiều thắng lợi quan trọng cho công nhân, đặc biệt là hợp đồng vận tải quốc gia năm 1964. Cũng trong năm này, sau hàng loạt điều tra của Chính phủ về công đoàn Teamster, Hoffa đã bị kết án 8 năm tù về tội hối lộ bồi thẩm đoàn ở một vụ án trước đó và 3 năm tù về tội gian lận thư tín và sử dụng quỹ Teamster bất hợp pháp.
Hoffa vào tù năm 1967 nhưng chỉ vài năm sau ông được Tổng thống Richard Nixon khoan hồng với điều kiện ông không được tham gia vào các hoạt động của công đoàn Teamster. Nhưng nhiều người cho rằng, sự khoan hồng của Tổng thống còn liên quan đến giao kèo bí mật về việc công đoàn sẽ ủng hộ Richard Nixon tái đắc cử Tổng thống .
6. Richard Nixon (1974). Richard Nixon từ giã Nhà Trắng khi đang đương nhiệm vào tháng 8 năm 1974 vì bê bối chính trị Watergate. Đáng lẽ ông phải bị truy tố và tống giam nhưng Tổng thống kế nhiệm Nixon – Gerald Ford lại ân xá cho ông. Lệnh ân xá này đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận nước Mỹ.
Những người đồng tình với Ford cho rằng, hành động này giúp đất nước thoát khỏi kỷ nguyên bê bối và lạm dụng quyền lực chính trị nhưng những người phản đối lại quả quyết rằng, lệnh ân xá của Tổng thống đã cản trở việc điều tra vụ tham nhũng của Tổng thống. Do đó, lệnh ân xá Nixon đã trở thành vấn đề tranh cãi trong nhiệm kì Tổng thống của Ford và đây là một phần nguyên nhân khiến ông thất bại khi tái tranh cử vào năm 1976.
7. Patty Hearst (2001). Vào năm 1974, Patty Hearst - cháu gái của ông trùm báo chí William Randolph Hearst đã bị bắt cóc và đòi tiền chuộc bởi một nhóm du kích cấp tiến tự xưng là Quân đội Giải phóng Symbionese. Cô gái thừa kế 19 tuổi này đã khiến thế giới bàng hoàng khi tuyên bố tự nguyện gia nhập hàng ngũ của những kẻ bắt cóc. Cô lấy tên là "Tania" và đã dùng khẩu súng trường trong một vụ cướp ngân hàng SLA chỉ vài ngày sau đó.
Tháng 9/1975, cô bị FBI vây bắt và luật sư của cô biện hộ rằng cô bị tẩy não và bị lợi dụng trong tình trạng vô thức. Tuy nhiên, biện hộ này không giúp cô thoát án tù 7 năm vì tội cướp ngân hàng. Tổng thống Jimmy Carter cho rằng, hình phạt quá nghiêm khắc và giảm án cho cô chỉ còn 22 tháng. Sau đó, với sự thuyết phục của Carter, Tổng thống Bill Clinton đã ân xá cho cô vào năm 2011.