Hoa Đà sinh sống ở khoảng thế kỉ thứ 2 đầu thế kỉ 3 sau công nguyên, tự là Nguyên Hóa, người Bái Quốc (nay thuộc Hào Huyện, tỉnh An Huy), đồng hương với Tào Tháo. Tào Tháo vốn bị bệnh “đầu phong” (đau đầu kinh niên), nghe danh y thuật của Hoa Đà nên đã mời ông đến Hứa Xương chữa bệnh cho mình. Chỉ cần Hoa Đà châm cứu là bệnh tình của Tào Tháo có thể thuyên giảm. Ảnh minh họa chân dung Hoa Đà.Sau này, do việc công càng ngày càng nhiều nên bệnh đau đầu của Tào Tháo càng nặng. Vì thế, ông ta muốn mời Hoa Đà ở lại làm đại phu riêng, chuyên trị bệnh cho mình nhưng không ngờ Hoa Đà từ chối. Ông lấy cớ về nhà có việc, về đến nhà lại lấy cớ vợ ốm nhất quyết không muốn quay lại chỗ Tào Tháo. Tào Tháo nổi cơn thịnh nộ, cho người đến tận nhà Hoa Đà điều tra. Biết Hoa Đà nói dối liền cho bắt đưa về. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.Nghe nói, sau khi bị bắt về Tào Tháo vẫn nhận nhịn mời ông chữa bệnh cho mình. Sau khi chẩn đoán, Hoa Đà nói với Tào Tháo rằng: “ Bệnh của ngài trong thời gian ngắn khó lòng mà chữa khỏi, thậm chí cũng chỉ có thể kéo dài sự sống. Nếu muốn trị khỏi, chỉ có cách uống “ma phí tán” (một dạng hỗn hợp chất gây mê được trộn từ rượu và thảo dược) để làm tê liệt não bộ. Sau đó, dùng rìu sắc, mở hộp sọ lấy “phong diên” ra mới trị được căn nguyên của bệnh. Ảnh minh họa chân dung Hoa Đà.Tào Tháo nghĩ Hoa Đà mượn cớ giết mình nên đã tống giam vào ngục. Sau khi bị giam, Hoa Đà biết mình khó thoát chết nên đã viết và chỉnh lý ba tập y học có tên “ Thanh nang kinh” với hi vọng có thể truyền lại y thuật của mình cho đời sau. Sau khi chỉnh lý xong , Hoa Đà giao lại cho cai ngục. Vợ cai ngục sợ chồng mình theo học y thuật sẽ có kết cục như Hoa Đà nên đã cho vào bồn lửa đốt. Cai ngục xông vào cũng chỉ cứu được một quyển. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.Nhưng phải chăng vì tức giận mà Tào Tháo đã giết Hoa Đà cho hả dạ? Chúng ta cùng phân tích về nguyên nhân cũng như động cơ này. Hoa Đà sống vào cuối thời kỳ Đông Hán. Đây là thời kỳ đỉnh cao của trào lưu đọc sách, thi cử làm quan. Công khanh phần lớn đều là những người thông kinh thuật. Thời Hán Thuận Đế, số lượng học sinh lên tới hơn 3 vạn người, học Nho đọc Kinh trở thành mốt thời thượng của xã hội. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.Đương thời, tuy y học rất cần thiết vì dùng để cứu chữa cho đế vương và bách tính muôn dân nhưng đều bị giới sĩ đại phu coi rẻ. Vì thế, địa vị xã hội của đại phu không cao. Sống trong trào lưu đó, Hoa Đà cũng không tránh được việc nuôi mộng đọc sách làm quan. Khi còn niên thiếu, ông cũng đã từng đến Từ Châu theo học như bao kẻ sĩ khác. Ảnh minh họa trào lưu đọc sách thời Đông Hán.Bái quốc tướng Trần Khuê và Thái úy Hoàng Uyển cũng từng tiến cử Hoa Đà làm khảo liêm (một chức quan nhỏ chuyên làm việc giám sát và tổ chức thi cử thời đó) nhưng Hoa Đà không hài lòng. Ông quá tự phụ cho rằng mình tài khí lớn làm mấy việc công văn thấp kém như thế không phù hơn. Hơn nữa, lúc đó ông đã trót say mê y thuật, nên không muốn vì chức quan nhỏ đó mà bỏ đi niềm đam mê này. Ảnh minh họa chân dung Hoa Đà.Nhưng trong quá trình Hoa Đà hành nghề y, ông tự nhận thấy địa vị của đại phu trong xã hội quá thấp kém. Do y thuật của ông cao minh nên ngày càng nhiều người quyền cao chức trọng mời ông chữa bệnh. Ảnh minh họa Hoa Đà đang dùng y thuật chữa bệnh.Tuy danh tiếng của ông rất lớn, được ví như thần y, song trong mắt của các vị quan, Hoa Đà cũng chỉ là một đại phu thấp kém mà thôi. Chính vì thế, càng tiếp xúc nhiều với tầng lớp quan viên, cảm giác lạc lõng trong ông càng lớn, tính cách cũng thay đổi quá nhiều. Ảnh minh họa Hoa Đà đang dùng y thuật chữa bệnh.Đúng lúc đó, Tào Tháo lại biết đến danh tiếng của Hoa Đà. Bản thân Hoa Đà cũng nhìn thấy có cơ hội để bước vào hoan lộ, nên cũng muốn tận dụng cơ hội chữa bệnh cho Tào Tháo để đổi lấy một chức quan. Việc Hoa Đà nói phải mổ hộp sọ mới chữa được bệnh cho Tào Tháo cũng có thể là một cớ lợi dụng điểm yếu để uy hiếp Tào Tháo. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.Dưới góc nhìn của y học hiện đại thì trong điều kiện y học đương thời, việc phẫu thuật mở hộp sọ là không thể tiến hành và đảm bảo được an toàn tính mạng cho bệnh nhân. Hoa Đà có thể là thần y thời bấy giờ, nhưng đối với việc phẫu thuật hộp sọ thì chính bản thân ông cũng chưa từng nghiên cứu và làm qua. Việc phẫu thuật hộp sọ không đơn giản như việc mổ vai cho Quan Vũ mà ông đã từng làm. Giả dụ không có dụng ý uy hiếp Tào Tháo ở đây thì chính bản thân ông cũng chưa lường hết được độ phức tạp của việc này. Ảnh minh họa Hoa Đà đang dùng y thuật chữa bệnh.Tào Tháo không phải là hạng người tầm thường. Cũng có thể ông ta đã đọc rõ được dụng tâm của Hoa Đà. Chính ông ta sau này từng nói rằng: “Hoa Đà có thể chữa khỏi bệnh này, việc ông ta chữa khỏi được bệnh cho ta cũng là muốn mượn cơ hội này nâng cao giá trị bản thân mình”. Cộng thêm với bản tính đa nghi nổi tiếng, Tào Tháo đương nhiên không hài lòng với việc Hoa Đà dám “lợi dụng điểm yếu để uy hiếp người khác”, nên đã không để Hoa Đà thỏa mãn yêu cầu của mình và bắt giam ông. Ảnh minh họa Hoa Đà đang dùng y thuật chữa bệnh.Tuy nói Tào Tháo giết chết Hoa Đào chủ yếu là thỏa mãn cơn tức giận bản thân nhưng nếu đứng từ góc độ khác mà xem xét thì việc ông ta làm cũng hoàn toàn có căn cứ. Đối với Tào Tháo, cho dù là xử lý việc triều chính hay trị quân, thậm chí tề gia, dạy con đều dùng “Hán luật” là cơ sở. Theo quy định trong “Hán luật”, Hoa Đà đã phạm vào hai tội sau: Thứ nhất: Tội lừa đảo. Thứ hai tội không tòng quân. Chỉ cần dựa vào hai tội danh này, Tào Tháo có thể xử tội Hoa Đà một cách đường đường chính chính. Ảnh minh họa chân dung Hoa Đà.
Hoa Đà sinh sống ở khoảng thế kỉ thứ 2 đầu thế kỉ 3 sau công nguyên, tự là Nguyên Hóa, người Bái Quốc (nay thuộc Hào Huyện, tỉnh An Huy), đồng hương với Tào Tháo. Tào Tháo vốn bị bệnh “đầu phong” (đau đầu kinh niên), nghe danh y thuật của Hoa Đà nên đã mời ông đến Hứa Xương chữa bệnh cho mình. Chỉ cần Hoa Đà châm cứu là bệnh tình của Tào Tháo có thể thuyên giảm. Ảnh minh họa chân dung Hoa Đà.
Sau này, do việc công càng ngày càng nhiều nên bệnh đau đầu của Tào Tháo càng nặng. Vì thế, ông ta muốn mời Hoa Đà ở lại làm đại phu riêng, chuyên trị bệnh cho mình nhưng không ngờ Hoa Đà từ chối. Ông lấy cớ về nhà có việc, về đến nhà lại lấy cớ vợ ốm nhất quyết không muốn quay lại chỗ Tào Tháo. Tào Tháo nổi cơn thịnh nộ, cho người đến tận nhà Hoa Đà điều tra. Biết Hoa Đà nói dối liền cho bắt đưa về. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Nghe nói, sau khi bị bắt về Tào Tháo vẫn nhận nhịn mời ông chữa bệnh cho mình. Sau khi chẩn đoán, Hoa Đà nói với Tào Tháo rằng: “ Bệnh của ngài trong thời gian ngắn khó lòng mà chữa khỏi, thậm chí cũng chỉ có thể kéo dài sự sống. Nếu muốn trị khỏi, chỉ có cách uống “ma phí tán” (một dạng hỗn hợp chất gây mê được trộn từ rượu và thảo dược) để làm tê liệt não bộ. Sau đó, dùng rìu sắc, mở hộp sọ lấy “phong diên” ra mới trị được căn nguyên của bệnh. Ảnh minh họa chân dung Hoa Đà.
Tào Tháo nghĩ Hoa Đà mượn cớ giết mình nên đã tống giam vào ngục. Sau khi bị giam, Hoa Đà biết mình khó thoát chết nên đã viết và chỉnh lý ba tập y học có tên “ Thanh nang kinh” với hi vọng có thể truyền lại y thuật của mình cho đời sau. Sau khi chỉnh lý xong , Hoa Đà giao lại cho cai ngục. Vợ cai ngục sợ chồng mình theo học y thuật sẽ có kết cục như Hoa Đà nên đã cho vào bồn lửa đốt. Cai ngục xông vào cũng chỉ cứu được một quyển. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Nhưng phải chăng vì tức giận mà Tào Tháo đã giết Hoa Đà cho hả dạ? Chúng ta cùng phân tích về nguyên nhân cũng như động cơ này. Hoa Đà sống vào cuối thời kỳ Đông Hán. Đây là thời kỳ đỉnh cao của trào lưu đọc sách, thi cử làm quan. Công khanh phần lớn đều là những người thông kinh thuật. Thời Hán Thuận Đế, số lượng học sinh lên tới hơn 3 vạn người, học Nho đọc Kinh trở thành mốt thời thượng của xã hội. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Đương thời, tuy y học rất cần thiết vì dùng để cứu chữa cho đế vương và bách tính muôn dân nhưng đều bị giới sĩ đại phu coi rẻ. Vì thế, địa vị xã hội của đại phu không cao. Sống trong trào lưu đó, Hoa Đà cũng không tránh được việc nuôi mộng đọc sách làm quan. Khi còn niên thiếu, ông cũng đã từng đến Từ Châu theo học như bao kẻ sĩ khác. Ảnh minh họa trào lưu đọc sách thời Đông Hán.
Bái quốc tướng Trần Khuê và Thái úy Hoàng Uyển cũng từng tiến cử Hoa Đà làm khảo liêm (một chức quan nhỏ chuyên làm việc giám sát và tổ chức thi cử thời đó) nhưng Hoa Đà không hài lòng. Ông quá tự phụ cho rằng mình tài khí lớn làm mấy việc công văn thấp kém như thế không phù hơn. Hơn nữa, lúc đó ông đã trót say mê y thuật, nên không muốn vì chức quan nhỏ đó mà bỏ đi niềm đam mê này. Ảnh minh họa chân dung Hoa Đà.
Nhưng trong quá trình Hoa Đà hành nghề y, ông tự nhận thấy địa vị của đại phu trong xã hội quá thấp kém. Do y thuật của ông cao minh nên ngày càng nhiều người quyền cao chức trọng mời ông chữa bệnh. Ảnh minh họa Hoa Đà đang dùng y thuật chữa bệnh.
Tuy danh tiếng của ông rất lớn, được ví như thần y, song trong mắt của các vị quan, Hoa Đà cũng chỉ là một đại phu thấp kém mà thôi. Chính vì thế, càng tiếp xúc nhiều với tầng lớp quan viên, cảm giác lạc lõng trong ông càng lớn, tính cách cũng thay đổi quá nhiều. Ảnh minh họa Hoa Đà đang dùng y thuật chữa bệnh.
Đúng lúc đó, Tào Tháo lại biết đến danh tiếng của Hoa Đà. Bản thân Hoa Đà cũng nhìn thấy có cơ hội để bước vào hoan lộ, nên cũng muốn tận dụng cơ hội chữa bệnh cho Tào Tháo để đổi lấy một chức quan. Việc Hoa Đà nói phải mổ hộp sọ mới chữa được bệnh cho Tào Tháo cũng có thể là một cớ lợi dụng điểm yếu để uy hiếp Tào Tháo. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Dưới góc nhìn của y học hiện đại thì trong điều kiện y học đương thời, việc phẫu thuật mở hộp sọ là không thể tiến hành và đảm bảo được an toàn tính mạng cho bệnh nhân. Hoa Đà có thể là thần y thời bấy giờ, nhưng đối với việc phẫu thuật hộp sọ thì chính bản thân ông cũng chưa từng nghiên cứu và làm qua. Việc phẫu thuật hộp sọ không đơn giản như việc mổ vai cho Quan Vũ mà ông đã từng làm. Giả dụ không có dụng ý uy hiếp Tào Tháo ở đây thì chính bản thân ông cũng chưa lường hết được độ phức tạp của việc này. Ảnh minh họa Hoa Đà đang dùng y thuật chữa bệnh.
Tào Tháo không phải là hạng người tầm thường. Cũng có thể ông ta đã đọc rõ được dụng tâm của Hoa Đà. Chính ông ta sau này từng nói rằng: “Hoa Đà có thể chữa khỏi bệnh này, việc ông ta chữa khỏi được bệnh cho ta cũng là muốn mượn cơ hội này nâng cao giá trị bản thân mình”. Cộng thêm với bản tính đa nghi nổi tiếng, Tào Tháo đương nhiên không hài lòng với việc Hoa Đà dám “lợi dụng điểm yếu để uy hiếp người khác”, nên đã không để Hoa Đà thỏa mãn yêu cầu của mình và bắt giam ông. Ảnh minh họa Hoa Đà đang dùng y thuật chữa bệnh.
Tuy nói Tào Tháo giết chết Hoa Đào chủ yếu là thỏa mãn cơn tức giận bản thân nhưng nếu đứng từ góc độ khác mà xem xét thì việc ông ta làm cũng hoàn toàn có căn cứ. Đối với Tào Tháo, cho dù là xử lý việc triều chính hay trị quân, thậm chí tề gia, dạy con đều dùng “Hán luật” là cơ sở. Theo quy định trong “Hán luật”, Hoa Đà đã phạm vào hai tội sau: Thứ nhất: Tội lừa đảo. Thứ hai tội không tòng quân. Chỉ cần dựa vào hai tội danh này, Tào Tháo có thể xử tội Hoa Đà một cách đường đường chính chính. Ảnh minh họa chân dung Hoa Đà.