Vua Khải Định (1885 –1925), tên húy Nguyễn Phúc Bửu Đảo là vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn. Lúc sinh thời, ông nổi tiếng là một vị vua chơi bời, hưởng thụ.
Ông cũng được biết đến như một vị vua chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa.
Khải Định thường chít khǎn vàng, đội nón, đeo hạt xoàn của phụ nữ. Thay vì thắt Tắt Tế ở phía trước, ông lại thắt Đại Thụ (vốn là một phục sức để che phía sau). Điều này khiến Khải Định thường bị đả kích trên báo chí đương thời về sở thích phục sức kệch cỡm của mình.
Khi vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille ngày 20/5/1922, nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần. Trong bức thư đó ông chỉ gọi là Bửu Đảo chứ không gọi vua Khải Định và trách Khải Định tội "ăn mặc lố lăng". Ảnh: Khải Định ở Pháp năm 1925.
Thất điều trần viết: “Bệ hạ tự chế ra một thứ lễ phục kiểu mới, tự mặc ra để ra Triều. Kiểu ấy là trên áo cẩm bào cũ, thêu vào cái cầu vai kiểu Âu, còn cổ áo và tay áo thời đính vài ngọc lòe loẹt, Âu không ra Âu, Á không ra Á, lại trên nón vua thời thêu thêm những hình rồng phụng sáng ngời”.
“Nghe nói khi Đại tướng Jofre qua nước ta, Bệ hạ mặc đồ ấy mà đón tiếp; bây giờ qua Pháp, khi đến điếu mộ danh nhân tử sĩ, cũng mặc đồ ấy. Cũng may là người Pháp ít để ý đến lễ chế nước ta, nên không biết đó thôi, nếu có người hơi rõ, gạn hỏi rằng, Bệ hạ ăn mặc như vậy quả có đúng với lễ phục nhà binh nước Nam không? Thời chẳng biết trả lời thế nào được”. “Thử xem các nước trên thế giới, về lễ phục thời nước nào cũng có qui định, khi tiếp khách, khi duyệt binh, khi triều, khi hội, lễ phục có quan hệ đến quốc thể; phàm người ra làm việc công đều không được vượt khỏi, nếu không thận trọng một chút, thời đối ngoại mang nỗi nhục thất lễ, đối nội mang cái tội trái phép. Ở nước ta trước kia phép nọ cũng rất chặt chẽ, từ vua đến dân đều có thể chế, chép lại ở hội điễn, ban bố làm lệnh chung, nếu ai sai vượt thời hình phạt theo ngay”.“Nếu nói rằng cách mặc xưa không hợp với đời nay, phải cải cách cho hợp thời, thời đó không phải việc không nên làm. Xem như Tàu với Nhật công phục đều theo lối Âu Châu thời sao? Nhưng phải đặt làm thể thức nhất định, trên dưới một loạt, thay đổi theo mới, lấy lệ công bố ra ai nấy đều phải theo, như vậy thời sao lại không nên?”. Thất điều trần kết luận về tội ăn mặc lố lăng của Khải Định: “Nay Bệ hạ lại trái hẳn, tự chế tự mặc, chỉ lo làm sang một mình, người trong nước xem vào không gì là chính đính, lại làm cho tai mắt người ngoài lầm lạc, đã sai phép bang giao, lại làm nhục quốc thể, chiếu luật pháp nước nhà, phải chịu điễn hình…”. Ảnh: Tượng đồng của vua Khải Định ở Huế.
Vua Khải Định (1885 –1925), tên húy Nguyễn Phúc Bửu Đảo là vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn. Lúc sinh thời, ông nổi tiếng là một vị vua chơi bời, hưởng thụ.
Ông cũng được biết đến như một vị vua chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa.
Khải Định thường chít khǎn vàng, đội nón, đeo hạt xoàn của phụ nữ. Thay vì thắt Tắt Tế ở phía trước, ông lại thắt Đại Thụ (vốn là một phục sức để che phía sau). Điều này khiến Khải Định thường bị đả kích trên báo chí đương thời về sở thích phục sức kệch cỡm của mình.
Khi vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille ngày 20/5/1922, nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần. Trong bức thư đó ông chỉ gọi là Bửu Đảo chứ không gọi vua Khải Định và trách Khải Định tội "ăn mặc lố lăng". Ảnh: Khải Định ở Pháp năm 1925.
Thất điều trần viết: “Bệ hạ tự chế ra một thứ lễ phục kiểu mới, tự mặc ra để ra Triều. Kiểu ấy là trên áo cẩm bào cũ, thêu vào cái cầu vai kiểu Âu, còn cổ áo và tay áo thời đính vài ngọc lòe loẹt, Âu không ra Âu, Á không ra Á, lại trên nón vua thời thêu thêm những hình rồng phụng sáng ngời”.
“Nghe nói khi Đại tướng Jofre qua nước ta, Bệ hạ mặc đồ ấy mà đón tiếp; bây giờ qua Pháp, khi đến điếu mộ danh nhân tử sĩ, cũng mặc đồ ấy. Cũng may là người Pháp ít để ý đến lễ chế nước ta, nên không biết đó thôi, nếu có người hơi rõ, gạn hỏi rằng, Bệ hạ ăn mặc như vậy quả có đúng với lễ phục nhà binh nước Nam không? Thời chẳng biết trả lời thế nào được”.
“Thử xem các nước trên thế giới, về lễ phục thời nước nào cũng có qui định, khi tiếp khách, khi duyệt binh, khi triều, khi hội, lễ phục có quan hệ đến quốc thể; phàm người ra làm việc công đều không được vượt khỏi, nếu không thận trọng một chút, thời đối ngoại mang nỗi nhục thất lễ, đối nội mang cái tội trái phép. Ở nước ta trước kia phép nọ cũng rất chặt chẽ, từ vua đến dân đều có thể chế, chép lại ở hội điễn, ban bố làm lệnh chung, nếu ai sai vượt thời hình phạt theo ngay”.
“Nếu nói rằng cách mặc xưa không hợp với đời nay, phải cải cách cho hợp thời, thời đó không phải việc không nên làm. Xem như Tàu với Nhật công phục đều theo lối Âu Châu thời sao? Nhưng phải đặt làm thể thức nhất định, trên dưới một loạt, thay đổi theo mới, lấy lệ công bố ra ai nấy đều phải theo, như vậy thời sao lại không nên?”.
Thất điều trần kết luận về tội ăn mặc lố lăng của Khải Định: “Nay Bệ hạ lại trái hẳn, tự chế tự mặc, chỉ lo làm sang một mình, người trong nước xem vào không gì là chính đính, lại làm cho tai mắt người ngoài lầm lạc, đã sai phép bang giao, lại làm nhục quốc thể, chiếu luật pháp nước nhà, phải chịu điễn hình…”. Ảnh: Tượng đồng của vua Khải Định ở Huế.