Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đàn ông là biểu tượng của sự cai trị nên rất nhiều người cho rằng: Phụ nữ cần phải giữ trọn đạo, phải chung thủy đến cùng. Đàn ông có thể năm thê 7 thiếp, phong lưu đa tình. Quan điểm này thật sự rất bất công.Nhưng điều khiến người ta cảm thấy khó hiểu nhất là tại sao đàn ông cổ xưa lại “sùng bái gái mới lớn” như một nguồn năng lượng siêu nhiên. Dân gian gọi đây là “ trâu già thích gặm cỏ non”, văn minh hơn thì gọi là đôi “chồng già vợ trẻ”.Thời cổ đại, những người có tiền có chức sắc, các danh nhân không nằm ngoài trào lưu này. Vào thời Bắc Tống, Tô Đông Pha một danh nhân văn hóa toàn tài, nhưng thê thiếp của ông ta cũng hàng đàn. Ông ta nổi tiếng bởi sự khí phách hào hùng và sự phóng khoáng, rộng rãi của mình. Cách ông đối xử với thê thiếp của mình cũng trở thành một phong cách điển hình cho giới sĩ đại phu cổ đại. Ảnh minh họa chân dung Tô Đông Pha.Gặp lúc cao hứng, sẵn sàng lấy thê thiếp của mình tặng người khác coi như món quà, lễ vật. Sau khi tặng hết thì lại tiếp tục nạp mới. Hồng nhan tri kỉ được ông ta ưu ái nhất chính là Vương Chiêu Vân. Khi Tô Đông Pha làm thông phán ở Hàng Châu đã cưới được nàng. Lúc đó ông ta đã 40 tuổi còn nàng chưa đầy 20. Đây chính là một ví dụ điển hình cho câu “trâu già thích gặm cỏ non”. Ảnh minh họa chân dung Tô Đông Pha.Vào thời Đường, giới văn nhân sống cũng rất phong lưu, phóng túng. Ví dụ điển hình chính là Bạch Cư Dị. Ông đã từng có một lượng lớn thê thiếp, đích thân ông còn thị phạm dạy các nàng học ca múa. Tuy là văn nhân nổi tiếng , nhưng Bạch Cư Di cũng có điểm yếu giống như những người đàn ông khác, đều “thích mới nới cũ”. .Trong vòng có chưa đầy 10 năm đã ba lần đổi một loạt thê thiếp. Hoa tàn hương kém sắc phai vì thế nhìn mà thấy chán nên cần phải đổi. Chỉ có điều lúc đó ông cũng không còn trẻ trung gì đã 67 tuổi.Lấy âm bổ dương là một quan niệm quan trọng trong “phòng trung thuật” của Trung Quốc cổ đại. Với văn hóa đạo gia, trời sinh voi trời sinh cỏ càng là động lực thúc đẩy rộng rãi quan niệm này. Đàn ông muốn bổ ích, trường thọ, thậm chí là trường sinh bất lão, đắc đạo thành tiên nên đã có ý muốn thông qua việc ân ái với gái trẻ để đạt được những mục đích này.Quan điểm này có từ rất sớm, trong “Bão phác tử nội thiên” của Cát Hồng thời Tấn đã ghi chép rất rõ: Thuật phòng trung, hoặc là bổ cho người lao lực, hoặc là công trị được bệnh, hoặc là có thể lấy âm bổ dương, hoặc là có thể kéo dài tuổi thọ, và đặc biệt là còn tinh bổ não bộ”. Đương nhiên, việc “thái âm” cũng cần phải rất chỉn chu và tuân thủ đúng các nguyên tắc sau:Thứ nhất: Phải lựa chọn người con gái có dáng vóc nhỏ nhắn thướt tha, đầy đặn tràn đầy sức xuân. Tính cách phải dịu dàng hiền thục.Tuy không nhất thiết phải có nhan sắc kiều diễm, nhưng chắc chắn phải trẻ để làm “đối tượng nạp âm”. Mẫu phụ nữ này chính là đối tượng có tác dụng bổ trợ cho dương khí tốt nhất.Thứ hai, nếu cùng lúc quan hệ với nhiều phụ nữ có đủ điều kiện trên thì càng có tác dụng tốt. Nếu chỉ có một người thì cái gọi là “tác dụng bổ dưỡng” cũng sẽ yếu đi rất nhiều.Điều thú vị là khi không còn xã hội nam quyền mà chuyển sang xã hội nữ quyền thì quan điểm này cũng được chuyển thành “lấy dương bổ âm”. Điển hình chính là bà hoàng Võ Tắc Tiên, trong hậu cung của bà ta nuôi hàng đàn trai trẻ để phục vụ cho nhu cầu tình dục của bà hoàng, đồng thời bà ta cũng hi vọng nhờ việc thường xuyên quan hệ với đám trai trẻ có thể lấy được năng lượng dương khí của họ để vạn thọ vô cương.
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đàn ông là biểu tượng của sự cai trị nên rất nhiều người cho rằng: Phụ nữ cần phải giữ trọn đạo, phải chung thủy đến cùng. Đàn ông có thể năm thê 7 thiếp, phong lưu đa tình. Quan điểm này thật sự rất bất công.
Nhưng điều khiến người ta cảm thấy khó hiểu nhất là tại sao đàn ông cổ xưa lại “sùng bái gái mới lớn” như một nguồn năng lượng siêu nhiên. Dân gian gọi đây là “ trâu già thích gặm cỏ non”, văn minh hơn thì gọi là đôi “chồng già vợ trẻ”.
Thời cổ đại, những người có tiền có chức sắc, các danh nhân không nằm ngoài trào lưu này. Vào thời Bắc Tống, Tô Đông Pha một danh nhân văn hóa toàn tài, nhưng thê thiếp của ông ta cũng hàng đàn. Ông ta nổi tiếng bởi sự khí phách hào hùng và sự phóng khoáng, rộng rãi của mình. Cách ông đối xử với thê thiếp của mình cũng trở thành một phong cách điển hình cho giới sĩ đại phu cổ đại. Ảnh minh họa chân dung Tô Đông Pha.
Gặp lúc cao hứng, sẵn sàng lấy thê thiếp của mình tặng người khác coi như món quà, lễ vật. Sau khi tặng hết thì lại tiếp tục nạp mới. Hồng nhan tri kỉ được ông ta ưu ái nhất chính là Vương Chiêu Vân. Khi Tô Đông Pha làm thông phán ở Hàng Châu đã cưới được nàng. Lúc đó ông ta đã 40 tuổi còn nàng chưa đầy 20. Đây chính là một ví dụ điển hình cho câu “trâu già thích gặm cỏ non”. Ảnh minh họa chân dung Tô Đông Pha.
Vào thời Đường, giới văn nhân sống cũng rất phong lưu, phóng túng. Ví dụ điển hình chính là Bạch Cư Dị. Ông đã từng có một lượng lớn thê thiếp, đích thân ông còn thị phạm dạy các nàng học ca múa. Tuy là văn nhân nổi tiếng , nhưng Bạch Cư Di cũng có điểm yếu giống như những người đàn ông khác, đều “thích mới nới cũ”. .
Trong vòng có chưa đầy 10 năm đã ba lần đổi một loạt thê thiếp. Hoa tàn hương kém sắc phai vì thế nhìn mà thấy chán nên cần phải đổi. Chỉ có điều lúc đó ông cũng không còn trẻ trung gì đã 67 tuổi.
Lấy âm bổ dương là một quan niệm quan trọng trong “phòng trung thuật” của Trung Quốc cổ đại. Với văn hóa đạo gia, trời sinh voi trời sinh cỏ càng là động lực thúc đẩy rộng rãi quan niệm này. Đàn ông muốn bổ ích, trường thọ, thậm chí là trường sinh bất lão, đắc đạo thành tiên nên đã có ý muốn thông qua việc ân ái với gái trẻ để đạt được những mục đích này.
Quan điểm này có từ rất sớm, trong “Bão phác tử nội thiên” của Cát Hồng thời Tấn đã ghi chép rất rõ: Thuật phòng trung, hoặc là bổ cho người lao lực, hoặc là công trị được bệnh, hoặc là có thể lấy âm bổ dương, hoặc là có thể kéo dài tuổi thọ, và đặc biệt là còn tinh bổ não bộ”. Đương nhiên, việc “thái âm” cũng cần phải rất chỉn chu và tuân thủ đúng các nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Phải lựa chọn người con gái có dáng vóc nhỏ nhắn thướt tha, đầy đặn tràn đầy sức xuân. Tính cách phải dịu dàng hiền thục.Tuy không nhất thiết phải có nhan sắc kiều diễm, nhưng chắc chắn phải trẻ để làm “đối tượng nạp âm”. Mẫu phụ nữ này chính là đối tượng có tác dụng bổ trợ cho dương khí tốt nhất.
Thứ hai, nếu cùng lúc quan hệ với nhiều phụ nữ có đủ điều kiện trên thì càng có tác dụng tốt. Nếu chỉ có một người thì cái gọi là “tác dụng bổ dưỡng” cũng sẽ yếu đi rất nhiều.
Điều thú vị là khi không còn xã hội nam quyền mà chuyển sang xã hội nữ quyền thì quan điểm này cũng được chuyển thành “lấy dương bổ âm”. Điển hình chính là bà hoàng Võ Tắc Tiên, trong hậu cung của bà ta nuôi hàng đàn trai trẻ để phục vụ cho nhu cầu tình dục của bà hoàng, đồng thời bà ta cũng hi vọng nhờ việc thường xuyên quan hệ với đám trai trẻ có thể lấy được năng lượng dương khí của họ để vạn thọ vô cương.