Việc tuyển chọn các kĩ nữ cho các kĩ viện trong xã hội Trung Quốc cổ đại cũng vô cùng nghiêm ngặt và phải trải qua nhiều vòng. Đầu tiên khảo sát kĩ hoàn cảnh gia đình của các nàng. các thành viên trong gia đình phải không mâu thuẫn nơi quan trường. Cũng không có ai phạm tội. Tuổi các nàng cũng không được quá 17. Sau khi qua được vòng sàng lọc đó là vòng phỏng vấn để quan sát trực tiếp dung mạo, vóc dáng.Nhan sắc đương nhiên là điều vô cùng quan trọng với một kĩ nữ. Lông mày phải thanh tú, mắt không được to mà phải mảnh và dài như lá dăm. Người có măt híp cũng không được.Sắc môi hồng tươi không được tím tái, nhợt nhạt. Thân hình phải mảnh mao không gày không béo. Điều quan trọng nhất tóc phải dày và đen. Theo quan niệm của người Trung Quốc thời xưa, phụ nữ sở hữu mái tóc đen và dày sẽ có vẻ ngoài gợi cảm, quyết rũ. Trải qua hai vòng trên, người trúng tuyển sẽ phải trút bỏ xiêm y để kiểm tra hình thể.Sau khi trải qua 3 vòng tuyển chọn và kiểm tra, các cô gái sẽ được đào tạo. Kĩ viện thời cổ đại phần lớn là phục vụ cho quan lại và một số tài tử phong lưu, công tử nhà giàu. Đây cũng là chốn giải khuây được coi là phong nhã của xã hội Trung Quốc thượng lưu. Vì thế, kĩ nữ nhất thiết phải học và biết qua về chơi đàn, đánh cờ hay thư họa, hát múa.Một số nàng có tài thiên bẩm chỉ qua đào tạo đã trở thành con át chủ bài của kĩ viện. Đây cũng chính là tiêu chuẩn chia cấp bậc các kĩ nữ để tiếp từng đối tượng khách phù hợp. Điều khiến mọi người cảm thấy kỳ lạ là kĩ viện cổ đại ở Trung Quốc ngoài việc đào tạo kĩ năng trò chuyện ra, còn phải dạy các kĩ nữ cách khóc.Việc khóc ở đây là không phải khóc to ầm ĩ mà phải khóc thút thít không thành tiếng. Khách nhìn thấy rất bi thương, thê thảm. Tiếng khóc như tắc nghẹn trong họng, muốn khóc mà không có nước mắt. Việc học khóc có chừng mực, nghệ thuật như thế cũng không phải là dễ dàng. Từ đây ta có thể hiểu được trình độ phục vụ của kĩ viện cổ đại xưa như thế nào.Khách đến kĩ viện tiêu khiển có thể là nhiều người đang thênh thang quan lộ nên vui mừng. Nhưng cũng có người đang gặp trắc trở hay thương trường không như ý. Cũng nhiều kẻ phong lưu đa tình muốn vờn hoa ghẹo liễu. Nhưng mục đích đều muốn thoải mái, thư giãn, giải khuây, quên đi áp lực mệt mỏi tìm chút an ủi.Nếu gặp nàng kĩ nữ nào hiểu chuyện biết sẻ chia giống như người bạn tâm giao thì không khác gì liều thuốc bổ giúp khách làng chơi lấy lại tinh thần. Chính vì thế mà đã có rất nhiều mối tình nổi tiếng trong lịch sử giữa những chàng lãng tử đa tình hay đấng anh hùng vang danh thiên hạ với những hông nhan tri kỉ nơi kĩ viện.
Việc tuyển chọn các kĩ nữ cho các kĩ viện trong xã hội Trung Quốc cổ đại cũng vô cùng nghiêm ngặt và phải trải qua nhiều vòng. Đầu tiên khảo sát kĩ hoàn cảnh gia đình của các nàng. các thành viên trong gia đình phải không mâu thuẫn nơi quan trường. Cũng không có ai phạm tội. Tuổi các nàng cũng không được quá 17. Sau khi qua được vòng sàng lọc đó là vòng phỏng vấn để quan sát trực tiếp dung mạo, vóc dáng.
Nhan sắc đương nhiên là điều vô cùng quan trọng với một kĩ nữ. Lông mày phải thanh tú, mắt không được to mà phải mảnh và dài như lá dăm. Người có măt híp cũng không được.
Sắc môi hồng tươi không được tím tái, nhợt nhạt. Thân hình phải mảnh mao không gày không béo. Điều quan trọng nhất tóc phải dày và đen. Theo quan niệm của người Trung Quốc thời xưa, phụ nữ sở hữu mái tóc đen và dày sẽ có vẻ ngoài gợi cảm, quyết rũ. Trải qua hai vòng trên, người trúng tuyển sẽ phải trút bỏ xiêm y để kiểm tra hình thể.
Sau khi trải qua 3 vòng tuyển chọn và kiểm tra, các cô gái sẽ được đào tạo. Kĩ viện thời cổ đại phần lớn là phục vụ cho quan lại và một số tài tử phong lưu, công tử nhà giàu. Đây cũng là chốn giải khuây được coi là phong nhã của xã hội Trung Quốc thượng lưu. Vì thế, kĩ nữ nhất thiết phải học và biết qua về chơi đàn, đánh cờ hay thư họa, hát múa.
Một số nàng có tài thiên bẩm chỉ qua đào tạo đã trở thành con át chủ bài của kĩ viện. Đây cũng chính là tiêu chuẩn chia cấp bậc các kĩ nữ để tiếp từng đối tượng khách phù hợp. Điều khiến mọi người cảm thấy kỳ lạ là kĩ viện cổ đại ở Trung Quốc ngoài việc đào tạo kĩ năng trò chuyện ra, còn phải dạy các kĩ nữ cách khóc.
Việc khóc ở đây là không phải khóc to ầm ĩ mà phải khóc thút thít không thành tiếng. Khách nhìn thấy rất bi thương, thê thảm. Tiếng khóc như tắc nghẹn trong họng, muốn khóc mà không có nước mắt. Việc học khóc có chừng mực, nghệ thuật như thế cũng không phải là dễ dàng. Từ đây ta có thể hiểu được trình độ phục vụ của kĩ viện cổ đại xưa như thế nào.
Khách đến kĩ viện tiêu khiển có thể là nhiều người đang thênh thang quan lộ nên vui mừng. Nhưng cũng có người đang gặp trắc trở hay thương trường không như ý. Cũng nhiều kẻ phong lưu đa tình muốn vờn hoa ghẹo liễu. Nhưng mục đích đều muốn thoải mái, thư giãn, giải khuây, quên đi áp lực mệt mỏi tìm chút an ủi.
Nếu gặp nàng kĩ nữ nào hiểu chuyện biết sẻ chia giống như người bạn tâm giao thì không khác gì liều thuốc bổ giúp khách làng chơi lấy lại tinh thần. Chính vì thế mà đã có rất nhiều mối tình nổi tiếng trong lịch sử giữa những chàng lãng tử đa tình hay đấng anh hùng vang danh thiên hạ với những hông nhan tri kỉ nơi kĩ viện.