Vua Lê Long Đĩnh còn có tên là Lê Chí Trung sinh năm 986 tại kinh đô Hoa Lư, là con trai thứ năm của vua Lê Đại Hành.Theo sử sách, khi vua Lê Đại Hành mất, bốn hoàng tử tranh giành ngôi trong tám tháng. Năm 1006, Lê Long Việt lên ngôi vua (vua Lê Trung Tông) được 3 ngày thì Lê Long Đĩnh làm binh biến giết chết anh để giành ngôi.Không chỉ giết anh cướp ngôi báu, trong sử sách, Lê Long Đĩnh là kẻ dâm đãng, tàn bạo và độc ác, điển hình của một hôn quân.Học giả Trần Trọng Kim đã đúc kết toàn bộ sự nghiệp của Lê Long Đĩnh bằng một đoạn trong Việt Nam sử lược: "Long Đĩnh là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa”.Theo đó, khi lên ngôi vua thường cứ lấy sự giết người làm trò chơi: có khi những tù phạm phải hình, thì bắt lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt sống; có khi bắt tù trèo lên cây rồi ở dưới sai người chặt gốc cho cây đổ; có khi bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông.Đặc biệt, vua Lê Long Đĩnh nổi tiếng với việc lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, rồi thỉnh thoảng giả tảng nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu ra, trông thấy thế làm vui cười. (Ảnh cắt từ phim Về đất Thăng Long tái hiện hình ảnh vua Lê Long Đĩnh độc ác, tàn bạo, bênh hoạn, thích giết người, nhìn thấy máu chảy).Theo nhiều nhà sử học, vì lúc sống dâm-dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu vua Lê Long Đĩnh nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngọa triều hay Lê Ngọa triều.Lê Long Đĩnh cai trị được 4 năm từ năm 1005 - 1009 thì qua đời, hưởng dương 24 tuổi. Vua Lê Long Đĩnh mất, con trai là Lê Cao Sạ còn bé, dưới sự sắp đặt của quan Chi hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra triều đại nhà Lý.Ngày nay, nhiều ý kiến cho rằng cuộc đời vua Lê Long Đĩnh còn nhiều ẩn số trong đó có nhiều chi tiết bị thêu dệt. Những sự kiện như giết anh để cướp ngôi, bệnh ngọa triều hay chết do ăn chơi sa đọa của Vua Lê Long Đĩnh cần phải xem xét lại.Thậm chí, nhiều nhà sử học cho rằng, trong 4 năm cầm quyền, vua Lê Long Đĩnh đã để lại nhiều dấu ấn như nhiều lần thân chinh cầm quân đi đánh giặc, coi trọng phát triển phật giáo, quan tâm đến việc tu sửa đê điều, mở rộng giao thương của Đại Việt đối với bên ngoài…Nhiều nhà sử học đặt câu hỏi, một ông vua có những chính sách nhằm ổn định thể chế chính trị, có tư duy kinh tế để phát triển đất nước liệu có thật sự bất tài, bất nhân, bất nghĩa? (Ảnh: Lê Long Đĩnh
trong phim Huyền sử thiên đô).Mời đôc giả xem video:Ý: Xét xử băng nhóm Mafia khét tiếng. Nguồn: THDT.
Vua Lê Long Đĩnh còn có tên là Lê Chí Trung sinh năm 986 tại kinh đô Hoa Lư, là con trai thứ năm của vua Lê Đại Hành.
Theo sử sách, khi vua Lê Đại Hành mất, bốn hoàng tử tranh giành ngôi trong tám tháng. Năm 1006, Lê Long Việt lên ngôi vua (vua Lê Trung Tông) được 3 ngày thì Lê Long Đĩnh làm binh biến giết chết anh để giành ngôi.
Không chỉ giết anh cướp ngôi báu, trong sử sách, Lê Long Đĩnh là kẻ dâm đãng, tàn bạo và độc ác, điển hình của một hôn quân.
Học giả Trần Trọng Kim đã đúc kết toàn bộ sự nghiệp của Lê Long Đĩnh bằng một đoạn trong Việt Nam sử lược: "Long Đĩnh là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa”.
Theo đó, khi lên ngôi vua thường cứ lấy sự giết người làm trò chơi: có khi những tù phạm phải hình, thì bắt lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt sống; có khi bắt tù trèo lên cây rồi ở dưới sai người chặt gốc cho cây đổ; có khi bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông.
Đặc biệt, vua Lê Long Đĩnh nổi tiếng với việc lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, rồi thỉnh thoảng giả tảng nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu ra, trông thấy thế làm vui cười. (Ảnh cắt từ phim Về đất Thăng Long tái hiện hình ảnh vua Lê Long Đĩnh độc ác, tàn bạo, bênh hoạn, thích giết người, nhìn thấy máu chảy).
Theo nhiều nhà sử học, vì lúc sống dâm-dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu vua Lê Long Đĩnh nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngọa triều hay Lê Ngọa triều.
Lê Long Đĩnh cai trị được 4 năm từ năm 1005 - 1009 thì qua đời, hưởng dương 24 tuổi. Vua Lê Long Đĩnh mất, con trai là Lê Cao Sạ còn bé, dưới sự sắp đặt của quan Chi hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra triều đại nhà Lý.
Ngày nay, nhiều ý kiến cho rằng cuộc đời vua Lê Long Đĩnh còn nhiều ẩn số trong đó có nhiều chi tiết bị thêu dệt. Những sự kiện như giết anh để cướp ngôi, bệnh ngọa triều hay chết do ăn chơi sa đọa của Vua Lê Long Đĩnh cần phải xem xét lại.
Thậm chí, nhiều nhà sử học cho rằng, trong 4 năm cầm quyền, vua Lê Long Đĩnh đã để lại nhiều dấu ấn như nhiều lần thân chinh cầm quân đi đánh giặc, coi trọng phát triển phật giáo, quan tâm đến việc tu sửa đê điều, mở rộng giao thương của Đại Việt đối với bên ngoài…
Nhiều nhà sử học đặt câu hỏi, một ông vua có những chính sách nhằm ổn định thể chế chính trị, có tư duy kinh tế để phát triển đất nước liệu có thật sự bất tài, bất nhân, bất nghĩa? (Ảnh: Lê Long Đĩnh
trong phim Huyền sử thiên đô).
Mời đôc giả xem video:Ý: Xét xử băng nhóm Mafia khét tiếng. Nguồn: THDT.