Là một hoàng đế khai quốc triều Minh, Chu Nguyên Chương có công rất lớn trong việc cải cách đời sống dân sinh, tăng thêm thu nhập. Nhưng ông cũng lãng phí quá nhiều thời gian để nghiên cứu và đề ra hàng loạt các quy định bá đạo, mang tính độc đoán và ngang ngược bậc nhất. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.Đầu tiên ông quy định rất rõ màu sắc, kiểu dáng, chiều dài thân áo và tay áo, độ cao của đường xẻ cho cách trang phục từ Thiên tử, thân vương, đại thân đến bách tính lê dân trên phạm vi toàn quốc. Thậm chí đến hình vẽ, hoa văn trang trí cũng đều được quy định rõ ràng, chi tiết. Ảnh minh họa trang phục triều Minh.Ngoài người của hoàng tộc, bách tính lê dân cho dù có tiền đều không được phép mặc trang phục may bằng vải lĩnh, tơ lụa và sa tanh. Quần áo cũng không được thêu hình đại bàng, sư tử hay đám mây. Màu sắc không được phép dùng màu đen, tím, xanh lá cây và màu vàng. Ảnh minh họa trang phục của quan viên triều Minh.Mỗi tầng lớp, giai cấp khác nhau thì phụ kiện trang trí đi kèm cũng hoàn toàn khác nhau. Bách tính chỉ được phép dùng bạc mà không được dùng vàng, ngọc, chân châu, phỉ thúy để làm vật trang trí trên đầu. Đích thân Chu Nguyên Chương phát minh ra khăn đội đầu dùng để cột tóc. Đó là một dạng khăn dạng lưới, có hình vuông và đặt cho nó một cái mang nghĩa cát tường “khăn Tứ phương bình định” với mong muốn thân ngồi tại điện Kim Loan, nhưng mong con dân khắp nơi tứ phương 8 hướng luôn giữ yên bảo vệ tổ quốc. Ảnh minh họa trang phục của lê dân triều Minh.Chu Nguyên Chương là người tương đối giản dị, vì thế ông cũng hi vọng lê dân trăm họ phải noi gương tiết kiệm. Ông quy định trên ủng của người dân không được dùng bất kỳ đồ trang trí nào. Tương truyền có người đã thêu hoa văn nhỏ trên ủng, sau khi Chu Nguyên Chương phát hiện đã nổi cơn thịnh nộ trị tội người này về sau không bao giờ được đi ủng. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.Những đôi ủng của quan viên thường phát ra âm thanh lớn cũng khiến Chu Nguyên Chương không hài lòng. Ông ta đã yêu cầu họ phải đi giày da mềm đế thấp bên trong, sau khi vào cung thì đi ủng ra ngoài, ra khỏi cung thì cởi ra. Ảnh minh họa trang phục của lê dân triều Minh.Chu Nguyên Chương đặc biệt không thích con gái trang điểm, nên đã hạ lệnh và ra quy định nghiêm ngặt về kiểu tóc, trang phục cũng như phụ kiện trang điểm dành cho nữ giới. Nếu là gái chưa có chồng, tóc phải vấn thành 3 búi nhỏ rồi cài trâm vàng. Đám a hoàn tóc vấn cao trên đỉnh đầu, mặc áo khoác dài bằng lụa cổ hẹp, thân dưới mặc váy dài. Riêng nữ giới hoạt động nghệ thuật không được mặc quần áo sặc sỡ diêm dúa, chỉ được mặc màu trầm, đầu còn phải đội mũ chóp. Ảnh minh họa trang phục của phụ nữ triều Minh.Ngoài việc ăn mặc, Chu Nguyên Chương còn quan tâm và quy định đến nhất cử nhất động của mọi người xung quanh mình. Đối với đại thần, nếu hoàng thượng cho ngồi cứ thoải mái mà ngồi không cần phải giả vờ khách sáo. Hoàng thượng hỏi chuyện, lần đầu đứng lên thưa chuyện, nhưng từ lần thứ hai trở đi không cần đứng lên. Ảnh minh họa Chu Nguyên Chương.Khi nhiều người cùng nói chuyện, thì phải lần lượt từng người nói một, không được nói leo. Khi đi cùng với hoàng thượng, thân phải hướng về phía Bắc, không được quay về hướng Nam. Nếu đi về hai hướng Đông Tây phải đi ngang theo hàng như kiểu di chuyển của cua. Ảnh minh họa Chu Nguyên Chương.Đối với bá tính, khi gặp quan viên phải quỳ thế nào, phải khấu đầu ra sao đều được quy định rất rõ ràng. Nếu như bách tính gặp nhau, vãn bối gặp trưởng bối cần phải hành tứ lễ, đồng niên gặp nhau cũng phải hành lễ. Trong gia đình con cháu hàng ngày phải đến vấn an ông bà cha mẹ. Mỗi giai cấp và tầng lớp được xây nhà như thế nào, được đi lại bằng phương tiện gì cũng đều phải được quy định rõ ràng, và đây đều là các quy định mang tính độc đoán, ngang ngược nhất. Ảnh minh họa Chu Nguyên Chương.
Là một hoàng đế khai quốc triều Minh, Chu Nguyên Chương có công rất lớn trong việc cải cách đời sống dân sinh, tăng thêm thu nhập. Nhưng ông cũng lãng phí quá nhiều thời gian để nghiên cứu và đề ra hàng loạt các quy định bá đạo, mang tính độc đoán và ngang ngược bậc nhất. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Đầu tiên ông quy định rất rõ màu sắc, kiểu dáng, chiều dài thân áo và tay áo, độ cao của đường xẻ cho cách trang phục từ Thiên tử, thân vương, đại thân đến bách tính lê dân trên phạm vi toàn quốc. Thậm chí đến hình vẽ, hoa văn trang trí cũng đều được quy định rõ ràng, chi tiết. Ảnh minh họa trang phục triều Minh.
Ngoài người của hoàng tộc, bách tính lê dân cho dù có tiền đều không được phép mặc trang phục may bằng vải lĩnh, tơ lụa và sa tanh. Quần áo cũng không được thêu hình đại bàng, sư tử hay đám mây. Màu sắc không được phép dùng màu đen, tím, xanh lá cây và màu vàng. Ảnh minh họa trang phục của quan viên triều Minh.
Mỗi tầng lớp, giai cấp khác nhau thì phụ kiện trang trí đi kèm cũng hoàn toàn khác nhau. Bách tính chỉ được phép dùng bạc mà không được dùng vàng, ngọc, chân châu, phỉ thúy để làm vật trang trí trên đầu. Đích thân Chu Nguyên Chương phát minh ra khăn đội đầu dùng để cột tóc. Đó là một dạng khăn dạng lưới, có hình vuông và đặt cho nó một cái mang nghĩa cát tường “khăn Tứ phương bình định” với mong muốn thân ngồi tại điện Kim Loan, nhưng mong con dân khắp nơi tứ phương 8 hướng luôn giữ yên bảo vệ tổ quốc. Ảnh minh họa trang phục của lê dân triều Minh.
Chu Nguyên Chương là người tương đối giản dị, vì thế ông cũng hi vọng lê dân trăm họ phải noi gương tiết kiệm. Ông quy định trên ủng của người dân không được dùng bất kỳ đồ trang trí nào. Tương truyền có người đã thêu hoa văn nhỏ trên ủng, sau khi Chu Nguyên Chương phát hiện đã nổi cơn thịnh nộ trị tội người này về sau không bao giờ được đi ủng. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Những đôi ủng của quan viên thường phát ra âm thanh lớn cũng khiến Chu Nguyên Chương không hài lòng. Ông ta đã yêu cầu họ phải đi giày da mềm đế thấp bên trong, sau khi vào cung thì đi ủng ra ngoài, ra khỏi cung thì cởi ra. Ảnh minh họa trang phục của lê dân triều Minh.
Chu Nguyên Chương đặc biệt không thích con gái trang điểm, nên đã hạ lệnh và ra quy định nghiêm ngặt về kiểu tóc, trang phục cũng như phụ kiện trang điểm dành cho nữ giới. Nếu là gái chưa có chồng, tóc phải vấn thành 3 búi nhỏ rồi cài trâm vàng. Đám a hoàn tóc vấn cao trên đỉnh đầu, mặc áo khoác dài bằng lụa cổ hẹp, thân dưới mặc váy dài. Riêng nữ giới hoạt động nghệ thuật không được mặc quần áo sặc sỡ diêm dúa, chỉ được mặc màu trầm, đầu còn phải đội mũ chóp. Ảnh minh họa trang phục của phụ nữ triều Minh.
Ngoài việc ăn mặc, Chu Nguyên Chương còn quan tâm và quy định đến nhất cử nhất động của mọi người xung quanh mình. Đối với đại thần, nếu hoàng thượng cho ngồi cứ thoải mái mà ngồi không cần phải giả vờ khách sáo. Hoàng thượng hỏi chuyện, lần đầu đứng lên thưa chuyện, nhưng từ lần thứ hai trở đi không cần đứng lên. Ảnh minh họa Chu Nguyên Chương.
Khi nhiều người cùng nói chuyện, thì phải lần lượt từng người nói một, không được nói leo. Khi đi cùng với hoàng thượng, thân phải hướng về phía Bắc, không được quay về hướng Nam. Nếu đi về hai hướng Đông Tây phải đi ngang theo hàng như kiểu di chuyển của cua. Ảnh minh họa Chu Nguyên Chương.
Đối với bá tính, khi gặp quan viên phải quỳ thế nào, phải khấu đầu ra sao đều được quy định rất rõ ràng. Nếu như bách tính gặp nhau, vãn bối gặp trưởng bối cần phải hành tứ lễ, đồng niên gặp nhau cũng phải hành lễ. Trong gia đình con cháu hàng ngày phải đến vấn an ông bà cha mẹ. Mỗi giai cấp và tầng lớp được xây nhà như thế nào, được đi lại bằng phương tiện gì cũng đều phải được quy định rõ ràng, và đây đều là các quy định mang tính độc đoán, ngang ngược nhất. Ảnh minh họa Chu Nguyên Chương.