Chu Nguyên Chương nổi tiếng quản lý hậu cung vô cùng nghiêm khắc, thậm chí có phần tàn khốc. Chỉ cần phát hiện phi tần không chung thủy, sẽ xử nghiêm không cần lý do. Tương truyền, chính mẹ đẻ của Minh Thành Tổ Chu Đệ - Đính phi đã phải chịu nhục hình “ Thiết quần” (mặc quần sắt) tàn khốc đến chết ngay sau khi vừa sinh con. Ảnh minh họa hậu cung của Chu Nguyên Chương.“Thiết quần hình” là một trong những nhục hình tàn khốc, vô nhân tính mà đàn ông thời cổ đại dùng để trừng phạt những người phụ nữ bất trung. “Thiết quần” chính là dùng miếng sắt mỏng tạo thành hình giống chiếc quần. Nữ phạm sẽ phải mặc lên người, sau đó đốt nóng “Thiết quần”. Người chịu hình phạt này sẽ bị sắt nóng cháy xém da thịt, đau đớn mà chết. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.Vì sao Chu Nguyên Chương lại đối xử tàn bạo với người phụ nữ của mình như thế, nhất là khi cô ấy vừa mới sinh non? Chính vì sinh non trước một tháng, nên Chu Nguyên Chương đã nghi ngờ Đính phi bất trung, tư thông với người khác. Cơn thịnh nộ nổi lên, không cần điều tra nguồn cơn, ông ta đã ban cho Đính phi nhục hình “Thiết quần” đầy đau đớn. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.Xung quanh câu chuyện này, vẫn còn tồn tại rất nhiều tương truyền trong dân gian về nguyên nhân cái chết của Đính phi. Tương truyền rằng, khi mang thai Chu Đệ được 7 tháng Đính phi đã sinh non, vì nghi ngờ lòng chung thủy của nàng, Chu Nguyên Chương đã ban cho nhục hình “Thiết quần”. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.Có cách giải thích khác lại nói, do Đính phi được đặc sủng mà trở nên kiêu căng, ngạo mạn, muốn ép Chu Nguyên Chương lập con đẻ của mình là Chu Đệ làm thái tử nên đã bị trừng phạt đến chết. Lại có quan điểm cho rằng, Đính phi sinh ra Chu Đệ, Mã Hoàng hậu vô cùng yêu thích nên đã tìm cách hãm hại Đính phi và nhận Chu Đệ là con đẻ của mình. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.Khó giải thích được chính xác nguyên nhân cái chết của Đính phi, nhưng việc phi tần sinh non cũng không phải chỉ xuất hiện ở Minh triều. Chính nữ hoàng Võ Tắc Thiên khi mang thai thái tử Lý Hiền cũng đã bị sinh non nên từng bị nghi ngờ về lòng chung thủy. Vì thế, nếu Minh Thái Tổ nghi ngờ Đính phi không trinh trắng, cộng thêm cá tính tàn bạo của Chu Nguyên Chương, trong cơn nóng giân việc giết Đính phi là hoàn toàn có thể lý giải được. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.Nếu nói nàng quá được sủng ái mà trở nên kiêu ngạo cũng không chính xác. Vào thời cổ đại, chỉ cần nhìn vào phong hiệu của phi tần trong hậu cung có thể hiểu được mức độ được sủng ái của người đó. Vì thế, Đính phi chỉ là một phi tần có địa vị rất bình thường. Giả sử, nếu đúng là Đính phi được đặc sủng, thì về lý mà nói con nàng cũng không được xếp vào danh sách chọn làm người thừa kế ngai vàng. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.Còn việc bị Mã hoàng hậu hại chết cũng khó xảy ra. Mã hoàng hậu xưa nay vốn là người nổi tiếng đức hạnh, trên dưới hậu cung không ai không tôn trọng và kính nể bà. Ngay đến Chu Nguyên Chương cũng luôn trân quý và tôn trọng bà. Trên thực tế, chính cung hoàng hậu cũng chưa bao giờ độc chiếm sự sủng ái của hoàng thượng, mà còn khuyến khích Chu Nguyên Chương nạp thêm phi tử, vì thế khó có động cơ và tâm địa giết hại Đính phi. Ảnh minh họa chân dung Mã hoàng hậu.“Minh Thái Tổ thực lục” của triều Minh và “Minh Sử” của người Thanh đều ghi, Chu Đệ là do Mã hoàng hậu sinh ra. Ông ta có ba người anh trai, tức thái tử Chu Tiêu, Tần Vương Chu Mộc, Tấn Vương Chu Khí, sau còn em trai là Chu Vương Chu Cảm. Theo chính sử, 5 anh em họ đều do Mã hoàng hậu sinh ra. Nhưng theo tài liệu chép tay của một văn nhân thời Minh Thanh lại nói mẹ đẻ của Chu Đệ lại là Đính phi. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.Tương truyền, tại hưởng điện trong Minh Hiếu lăng tại Nam Kinh thờ phụng Chu Nguyên Chương và các phi tần của ông ta. Ngoài Chu Nguyên Chương và Mã hoàng hậu được tọa lạc tại chính diện, thì ở phía Đông hướng Tây có thêm hơn 20 vị phi tần khác thì mặt phía Tây hướng Đông chỉ có duy nhất phần mộ của Đính phi. Ảnh Minh Hiếu lăng.Khi Chu Đệ đăng quang hoàng đế, do chính sử đều ghi là con trai của chính cung nương nương, nên không dám công khai thân phận mẹ đẻ. Nhưng trên thực tế, mỗi lần cúng tế vẫn luôn âm thầm chuẩn bị lễ tế cho Đính phi với chế độ đãi ngộ khác hoàn toàn với những phi tần khác. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.Chu Đệ đúng là do Đính phi sinh ra, nhưng trong xã hội phong kiến, hoàng vị chỉ được truyền lại cho con vợ cả. Vì giữ thể diện hoàng gia, bảo vệ sự bình an ổn định về chính trị, sự vững chắc của ngôi vị nên Chu Đệ cũng phải xóa sạch các dấu vết về mẹ đẻ. Chính vì thế, hậu nhân khó tìm thấy được những chuyện liên quan đến Đính phi được ghi chép trong chính sử mà chỉ tồn tại tương truyền trong dân gian, Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.
Chu Nguyên Chương nổi tiếng quản lý hậu cung vô cùng nghiêm khắc, thậm chí có phần tàn khốc. Chỉ cần phát hiện phi tần không chung thủy, sẽ xử nghiêm không cần lý do. Tương truyền, chính mẹ đẻ của Minh Thành Tổ Chu Đệ - Đính phi đã phải chịu nhục hình “ Thiết quần” (mặc quần sắt) tàn khốc đến chết ngay sau khi vừa sinh con. Ảnh minh họa hậu cung của Chu Nguyên Chương.
“Thiết quần hình” là một trong những nhục hình tàn khốc, vô nhân tính mà đàn ông thời cổ đại dùng để trừng phạt những người phụ nữ bất trung. “Thiết quần” chính là dùng miếng sắt mỏng tạo thành hình giống chiếc quần. Nữ phạm sẽ phải mặc lên người, sau đó đốt nóng “Thiết quần”. Người chịu hình phạt này sẽ bị sắt nóng cháy xém da thịt, đau đớn mà chết. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.
Vì sao Chu Nguyên Chương lại đối xử tàn bạo với người phụ nữ của mình như thế, nhất là khi cô ấy vừa mới sinh non? Chính vì sinh non trước một tháng, nên Chu Nguyên Chương đã nghi ngờ Đính phi bất trung, tư thông với người khác. Cơn thịnh nộ nổi lên, không cần điều tra nguồn cơn, ông ta đã ban cho Đính phi nhục hình “Thiết quần” đầy đau đớn. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Xung quanh câu chuyện này, vẫn còn tồn tại rất nhiều tương truyền trong dân gian về nguyên nhân cái chết của Đính phi. Tương truyền rằng, khi mang thai Chu Đệ được 7 tháng Đính phi đã sinh non, vì nghi ngờ lòng chung thủy của nàng, Chu Nguyên Chương đã ban cho nhục hình “Thiết quần”. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.
Có cách giải thích khác lại nói, do Đính phi được đặc sủng mà trở nên kiêu căng, ngạo mạn, muốn ép Chu Nguyên Chương lập con đẻ của mình là Chu Đệ làm thái tử nên đã bị trừng phạt đến chết. Lại có quan điểm cho rằng, Đính phi sinh ra Chu Đệ, Mã Hoàng hậu vô cùng yêu thích nên đã tìm cách hãm hại Đính phi và nhận Chu Đệ là con đẻ của mình. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.
Khó giải thích được chính xác nguyên nhân cái chết của Đính phi, nhưng việc phi tần sinh non cũng không phải chỉ xuất hiện ở Minh triều. Chính nữ hoàng Võ Tắc Thiên khi mang thai thái tử Lý Hiền cũng đã bị sinh non nên từng bị nghi ngờ về lòng chung thủy. Vì thế, nếu Minh Thái Tổ nghi ngờ Đính phi không trinh trắng, cộng thêm cá tính tàn bạo của Chu Nguyên Chương, trong cơn nóng giân việc giết Đính phi là hoàn toàn có thể lý giải được. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.
Nếu nói nàng quá được sủng ái mà trở nên kiêu ngạo cũng không chính xác. Vào thời cổ đại, chỉ cần nhìn vào phong hiệu của phi tần trong hậu cung có thể hiểu được mức độ được sủng ái của người đó. Vì thế, Đính phi chỉ là một phi tần có địa vị rất bình thường. Giả sử, nếu đúng là Đính phi được đặc sủng, thì về lý mà nói con nàng cũng không được xếp vào danh sách chọn làm người thừa kế ngai vàng. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.
Còn việc bị Mã hoàng hậu hại chết cũng khó xảy ra. Mã hoàng hậu xưa nay vốn là người nổi tiếng đức hạnh, trên dưới hậu cung không ai không tôn trọng và kính nể bà. Ngay đến Chu Nguyên Chương cũng luôn trân quý và tôn trọng bà. Trên thực tế, chính cung hoàng hậu cũng chưa bao giờ độc chiếm sự sủng ái của hoàng thượng, mà còn khuyến khích Chu Nguyên Chương nạp thêm phi tử, vì thế khó có động cơ và tâm địa giết hại Đính phi. Ảnh minh họa chân dung Mã hoàng hậu.
“Minh Thái Tổ thực lục” của triều Minh và “Minh Sử” của người Thanh đều ghi, Chu Đệ là do Mã hoàng hậu sinh ra. Ông ta có ba người anh trai, tức thái tử Chu Tiêu, Tần Vương Chu Mộc, Tấn Vương Chu Khí, sau còn em trai là Chu Vương Chu Cảm. Theo chính sử, 5 anh em họ đều do Mã hoàng hậu sinh ra. Nhưng theo tài liệu chép tay của một văn nhân thời Minh Thanh lại nói mẹ đẻ của Chu Đệ lại là Đính phi. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Tương truyền, tại hưởng điện trong Minh Hiếu lăng tại Nam Kinh thờ phụng Chu Nguyên Chương và các phi tần của ông ta. Ngoài Chu Nguyên Chương và Mã hoàng hậu được tọa lạc tại chính diện, thì ở phía Đông hướng Tây có thêm hơn 20 vị phi tần khác thì mặt phía Tây hướng Đông chỉ có duy nhất phần mộ của Đính phi. Ảnh Minh Hiếu lăng.
Khi Chu Đệ đăng quang hoàng đế, do chính sử đều ghi là con trai của chính cung nương nương, nên không dám công khai thân phận mẹ đẻ. Nhưng trên thực tế, mỗi lần cúng tế vẫn luôn âm thầm chuẩn bị lễ tế cho Đính phi với chế độ đãi ngộ khác hoàn toàn với những phi tần khác. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.
Chu Đệ đúng là do Đính phi sinh ra, nhưng trong xã hội phong kiến, hoàng vị chỉ được truyền lại cho con vợ cả. Vì giữ thể diện hoàng gia, bảo vệ sự bình an ổn định về chính trị, sự vững chắc của ngôi vị nên Chu Đệ cũng phải xóa sạch các dấu vết về mẹ đẻ. Chính vì thế, hậu nhân khó tìm thấy được những chuyện liên quan đến Đính phi được ghi chép trong chính sử mà chỉ tồn tại tương truyền trong dân gian, Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.