1. Văn Tú có thể coi là người phụ nữ cả gan nhất trong những người phụ nữ cả gan của lịch sử phong kiến Trung Quốc vì dám ly hôn với cả hoàng thượng. Năm 1931, Văn Tú đã thông qua luật sư đưa ra đề nghị ly hôn với Phổ Nghi hoàng đế. Vì không muốn liên quan đến tòa án nên Phổ Nghi đã âm thầm chấp nhận thông qua luật sư giải quyết. Phổ Nghi phải bồi thường cho Văn Tú 550 ngàn đồng tiền phụng dưỡng. Sau khi ly hôn, vì muốn vớt vát thể diện của mình nên Phổ Nghi hoàng đế đã cho đăng thông cáo với nội dung: Thục phi đã tự ý rời Hành Viên, phạm vào quy định của triều đình, nay tước bỏ vị hiệu, phế thành thứ nhân trên các báo giấy ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải vào ngày 13/9/1931.2. Võ Tắc Thiên. Đường Cao Tông rất sủng ái Võ Tắc Thiên vì thế đã phế truất Vương hoàng hậu và đưa Võ chiêu nghi lên ngôi hậu. Từ đó Võ Tắc Thiên đã dần nắm quyền triều chính, sau này đăng cơ hoàng đế. Hai vợ chồng họ là cặp vợ chồng duy nhất trong lịch sử đều lần lượt ngồi lên ngai vàng.3. Hoa Nhị phu nhân là quý phi của Mạnh Sưởng hoàng đế cuối triều Hậu Thục. Lúc còn sống, tình cảm giữa hai người vô cùng thắm thiết. Sau khi Mạnh Sưởng bạo bệnh qua đời, Hoa Nhị phu nhân bị Triệu Khuông Dận lập làm quý phi, nhưng trong lòng nàng chưa bao giờ nguôi ngoai ân tình với Mạnh Sưởng.Nàng đã tự tay vẽ ảnh của chồng và thờ cúng không ngờ bị thái tổ bắt gặp nên đã nhanh trí nói dối đây là ảnh Trương Tiên, chỉ có cầu Trương Tiên mới có con. Chuyện này lan ra, các phi tần trong cung đều đến cung của Hoa Nhị dâng hương và quỳ lạy trước ảnh của Mạnh Sưởng với hi vọng có thể sinh được hoàng tử và hưởng phú quý. Thậm chí khi chuyện lan ra ngoài nhân gian, có rất nhiều phụ nữ cũng vẽ tranh, đốt hương quỳ lạy “Trương Tiên” để cầu tự.4. Chân Thị. Anh em ruột mà như kẻ thù nhưng chị dâu em chồng tình cảm lại vô cùng sâu đậm. Tào Thực có một bài văn rất nổi tiếng tên là “Lạc thần phú”, có người khảo chứng nói rằng ý trung nhân trong bài văn chính là lấy nguyên tác từ Chân Thị vợ Tào Phi, chị dâu của Tào Thực. Khi còn nhỏ Tào Thực và Chân Thị thường xuyên ở bên nhau, vì thế mà lâu dần nảy sinh tình cảm, nhưng tình cảm đó chỉ thể hiện ở trong tâm tưởng. Sau khi Chân Thị mất, Tào Phi còn đưa lại di vật của nàng cho Tào Thực cất giữ.5. Dương Ngọc Hoàn. Đường Minh Hoàng Lý Đông Cơ khi nhìn thấy Dương Ngọc Hoàn thì say mê nhưng lúc này nàng đã được gả cho hoàng tử thứ tên Lý Mạo. Đường Minh Hoàng đã bất chấp luân thường đạo lý tìm mọi cách để có được con dâu mình. Dương Ngọc Hoàn cũng không màng chênh lệch tuổi tác, thân phận con dâu cha chồng của mình với Đường Minh Hoàng để rồi chìm đắm trong tình ái với ông.7. "Sư tử" Hà Đông Liễu Thị: Nhà Trần Quý Thường (Trần Tháo) có người bạn văn chương tên Tô Đông Ba. Mỗi lần hai người đàm đạo văn chương thường gọi ca kĩ đến hầu múa hát đãi khách. Vợ Trần Tháo là Liễu Thị, tính khí vô cùng hung dữ và ghen tuông ngút trời. Mỗi lần có khách bà thường tức tối không chịu được, tay cầm trượng gỗ, mồm miệng la hét, quát tháo chửi bới. Thậm chí bà còn dùng gậy đập vào tường khiến khách sợ quá bỏ về, còn Trần Tháo nhiều phen mất mặt.
1. Văn Tú có thể coi là người phụ nữ cả gan nhất trong những người phụ nữ cả gan của lịch sử phong kiến Trung Quốc vì dám ly hôn với cả hoàng thượng. Năm 1931, Văn Tú đã thông qua luật sư đưa ra đề nghị ly hôn với Phổ Nghi hoàng đế. Vì không muốn liên quan đến tòa án nên Phổ Nghi đã âm thầm chấp nhận thông qua luật sư giải quyết. Phổ Nghi phải bồi thường cho Văn Tú 550 ngàn đồng tiền phụng dưỡng. Sau khi ly hôn, vì muốn vớt vát thể diện của mình nên Phổ Nghi hoàng đế đã cho đăng thông cáo với nội dung: Thục phi đã tự ý rời Hành Viên, phạm vào quy định của triều đình, nay tước bỏ vị hiệu, phế thành thứ nhân trên các báo giấy ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải vào ngày 13/9/1931.
2. Võ Tắc Thiên. Đường Cao Tông rất sủng ái Võ Tắc Thiên vì thế đã phế truất Vương hoàng hậu và đưa Võ chiêu nghi lên ngôi hậu. Từ đó Võ Tắc Thiên đã dần nắm quyền triều chính, sau này đăng cơ hoàng đế. Hai vợ chồng họ là cặp vợ chồng duy nhất trong lịch sử đều lần lượt ngồi lên ngai vàng.
3. Hoa Nhị phu nhân là quý phi của Mạnh Sưởng hoàng đế cuối triều Hậu Thục. Lúc còn sống, tình cảm giữa hai người vô cùng thắm thiết. Sau khi Mạnh Sưởng bạo bệnh qua đời, Hoa Nhị phu nhân bị Triệu Khuông Dận lập làm quý phi, nhưng trong lòng nàng chưa bao giờ nguôi ngoai ân tình với Mạnh Sưởng.
Nàng đã tự tay vẽ ảnh của chồng và thờ cúng không ngờ bị thái tổ bắt gặp nên đã nhanh trí nói dối đây là ảnh Trương Tiên, chỉ có cầu Trương Tiên mới có con. Chuyện này lan ra, các phi tần trong cung đều đến cung của Hoa Nhị dâng hương và quỳ lạy trước ảnh của Mạnh Sưởng với hi vọng có thể sinh được hoàng tử và hưởng phú quý. Thậm chí khi chuyện lan ra ngoài nhân gian, có rất nhiều phụ nữ cũng vẽ tranh, đốt hương quỳ lạy “Trương Tiên” để cầu tự.
4. Chân Thị. Anh em ruột mà như kẻ thù nhưng chị dâu em chồng tình cảm lại vô cùng sâu đậm. Tào Thực có một bài văn rất nổi tiếng tên là “Lạc thần phú”, có người khảo chứng nói rằng ý trung nhân trong bài văn chính là lấy nguyên tác từ Chân Thị vợ Tào Phi, chị dâu của Tào Thực. Khi còn nhỏ Tào Thực và Chân Thị thường xuyên ở bên nhau, vì thế mà lâu dần nảy sinh tình cảm, nhưng tình cảm đó chỉ thể hiện ở trong tâm tưởng. Sau khi Chân Thị mất, Tào Phi còn đưa lại di vật của nàng cho Tào Thực cất giữ.
5. Dương Ngọc Hoàn. Đường Minh Hoàng Lý Đông Cơ khi nhìn thấy Dương Ngọc Hoàn thì say mê nhưng lúc này nàng đã được gả cho hoàng tử thứ tên Lý Mạo. Đường Minh Hoàng đã bất chấp luân thường đạo lý tìm mọi cách để có được con dâu mình. Dương Ngọc Hoàn cũng không màng chênh lệch tuổi tác, thân phận con dâu cha chồng của mình với Đường Minh Hoàng để rồi chìm đắm trong tình ái với ông.
7. "Sư tử" Hà Đông Liễu Thị: Nhà Trần Quý Thường (Trần Tháo) có người bạn văn chương tên Tô Đông Ba. Mỗi lần hai người đàm đạo văn chương thường gọi ca kĩ đến hầu múa hát đãi khách. Vợ Trần Tháo là Liễu Thị, tính khí vô cùng hung dữ và ghen tuông ngút trời. Mỗi lần có khách bà thường tức tối không chịu được, tay cầm trượng gỗ, mồm miệng la hét, quát tháo chửi bới. Thậm chí bà còn dùng gậy đập vào tường khiến khách sợ quá bỏ về, còn Trần Tháo nhiều phen mất mặt.