Nữ hoàng nổi tiếng Ai Cập không phải là người Ai Cập
Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng lịch sử khi là nữ hoàng quyền lực tối cao của triều đại Ai Cập cuối cùng không phải là người Ai Cập. Cụ thể, Nữ hoàng Cleopatra là hậu duệ của Ptolemy, vị tướng Macedonia, người làm chủ Ai Cập sau Alexander Đại Đế. Bà là nữ vương cuối cùng của triều đại Ptolemy và lãnh đạo Ai Cập từ năm 51 - 30 TCN. Triều đại này vốn có dòng dõi Hy Lạp
Mặc dù không phải là người Ai Cập nhưng Nữ hoàng Cleopatra rất nỗ lực, nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, tôn giáo trong khi không một ai trong triều đại Ptolemy trị vì đất nước trong khoảng 300 năm làm điều đó.
Là nhà chiến lược và chính trị
Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra có sức quyến rũ mê hoặc khiến hai người đàn ông quyền lực rơi vào lưới tình đó là Julius Caesar và Mark Antony, có con với cả hai người (Cleopatra có tất cả bốn người con). Vị nữ hoàng này vô cùng tài giỏi, khôn ngoan, biết nắm bắt cơ hội và là một nhà chiến lược hàng đầu trong lịch sử.
Cụ thể, Nữ hoàng Cleopatra kế thừa ngôi báu, trị vì từ người cha quá cố khi mới 12 tuổi. Bà đã bỏ qua truyền thống của triều đại Ptolemy về việc cần có sự hiện diện của người nam giới là điều bắt buộc khi có sự chia sẻ quyền lực.
Nữ hoàng Cleopatra đã tiếp cận và chinh phục được Julius Caesar và Mark Antony để nhận được sự hỗ trợ của người La Mã để có được Ai Cập sau một thời gian phải sống lưu vong.
Nơi chôn cất Nữ hoàng Cleopatra
Theo một số tài liệu lịch sử, Nữ hoàng Cleopatra được chôn cất cùng với người tình Mark Antony - vị tướng La Mã lừng danh lịch sử. Ngôi mộ của Nữ hoàng Cleopatra và Mark Antony có thể ở một nơi nào đó tại Ai Cập.
Một số chuyên gia suy đoán Nữ hoàng Cleopatra yên nghỉ ngàn thu tại một ngôi mộ ở Alexandria. Tuy nhiên, giả thuyết khác lại cho rằng Nữ hoàng Cleopatra và người tình được chôn cất ở ngôi đền Taposiris Magna, Ai Cập.
Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy hầm mộ của Nữ hoàng Cleopatra nên những giả thuyết trên chưa được chứng thực và trở thành một bí ẩn lớn.