Lê Nhân Tông là vị vua lên ngôi trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam khi ông ngồi lên ngai vàng năm 1 tuổi (năm 1442). Đây là một "kỷ lục" vô cùng thú vị của vua chúa Việt Nam. Lê Nhân Tông sinh năm 1941 và đăng cơ năm 1442, đổi niên hiệu là Đại Hòa.Vị vua thọ nhất nhà Nguyễn là cựu hoàng Bảo Đại. Cựu hoàng Bảo Đại là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Cựu hoàng Bảo Đại qua đời vào 5h sáng ngày 31/7/1997 tại Quân y viện ValdeGrace, hưởng thọ 85 tuổi. Vào thời điểm qua đời, ông cũng là một phế đế sống thọ nhất thế giới thời hiện đại.Cựu hoàng Bảo Đại cũng nắm giữ kỷ lục sống nhiều năm nhất ở nước ngoài trong thời gian làm vua.Trưng Nữ Vương (Trưng Trắc) là nữ vương đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhưng chỉ xưng vương từ năm 40-43. Trưng Trắc cùng với người chị em sinh đôi Trưng Nhị nổi tiếng sử sách với việc phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Hai bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.Vua lập nhiều hoàng hậu nhất là vua Lý Thái Tổ. Vị vua này cầm quyền trong 19 năm đã lập 9 hoàng hậu (6 hoàng hậu lập năm 1010, 3 bà còn lại lập năm 1016). Trong ảnh là tượng đài Lý Thái Tổ tại vườn hoa Chí Linh, Hà Nội. Năm Năm 1009, triều đình tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, mở ra triều đại nhà Lý, đặt niên hiệu là Thuận Thiên.Vị vua duy nhất ở ngôi hai lần là vua Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662). Lần đầu ông lên làm vua là năm 12 tuổi. Đến tháng 8/1649, Duy Hiệu mất sớm, vua Lê Thần Tông trở lại ngôi báu, trị vì 37 năm. Ông cũng là vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ là người phương Tây. Theo đó, Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) lấy người vợ thứ 6 là người Hà Lan.Lê Hiển Tông tên thật là Lê Duy Diêu là vị vua có nhiều con rể làm vua nhất lịch sử Việt Nam. Ba con rể làm vua của Lê Hiển Tông là Nguyễn Huệ (lấy công chúa Lê Ngọc Hân), Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn Ánh (cũng lấy Ngọc Bình). Vua Lê Hiến Tông cũng là một trong những vị vua ở ngôi lâu nhất và là người làm vua thọ nhất triều Hậu Lê (thọ 69 tuổi). Ông lên ngôi tháng 5 năm Canh Thân (1740) và mất năm Bính Ngọ (1786), trị vì trong 46 năm. Trong ảnh là bìa sách Hoàng Lê nhất thống chí, tài liệu hé lộ nhiều điều về vua Lê Hiển Tông.
Lê Nhân Tông là vị vua lên ngôi trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam khi ông ngồi lên ngai vàng năm 1 tuổi (năm 1442). Đây là một "kỷ lục" vô cùng thú vị của vua chúa Việt Nam. Lê Nhân Tông sinh năm 1941 và đăng cơ năm 1442, đổi niên hiệu là Đại Hòa.
Vị vua thọ nhất nhà Nguyễn là cựu hoàng Bảo Đại. Cựu hoàng Bảo Đại là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Cựu hoàng Bảo Đại qua đời vào 5h sáng ngày 31/7/1997 tại Quân y viện ValdeGrace, hưởng thọ 85 tuổi. Vào thời điểm qua đời, ông cũng là một phế đế sống thọ nhất thế giới thời hiện đại.
Cựu hoàng Bảo Đại cũng nắm giữ kỷ lục sống nhiều năm nhất ở nước ngoài trong thời gian làm vua.
Trưng Nữ Vương (Trưng Trắc) là nữ vương đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhưng chỉ xưng vương từ năm 40-43. Trưng Trắc cùng với người chị em sinh đôi Trưng Nhị nổi tiếng sử sách với việc phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Hai bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
Vua lập nhiều hoàng hậu nhất là vua Lý Thái Tổ. Vị vua này cầm quyền trong 19 năm đã lập 9 hoàng hậu (6 hoàng hậu lập năm 1010, 3 bà còn lại lập năm 1016). Trong ảnh là tượng đài Lý Thái Tổ tại vườn hoa Chí Linh, Hà Nội. Năm Năm 1009, triều đình tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, mở ra triều đại nhà Lý, đặt niên hiệu là Thuận Thiên.
Vị vua duy nhất ở ngôi hai lần là vua Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662). Lần đầu ông lên làm vua là năm 12 tuổi. Đến tháng 8/1649, Duy Hiệu mất sớm, vua Lê Thần Tông trở lại ngôi báu, trị vì 37 năm. Ông cũng là vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ là người phương Tây. Theo đó, Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) lấy người vợ thứ 6 là người Hà Lan.
Lê Hiển Tông tên thật là Lê Duy Diêu là vị vua có nhiều con rể làm vua nhất lịch sử Việt Nam. Ba con rể làm vua của Lê Hiển Tông là Nguyễn Huệ (lấy công chúa Lê Ngọc Hân), Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn Ánh (cũng lấy Ngọc Bình). Vua Lê Hiến Tông cũng là một trong những vị vua ở ngôi lâu nhất và là người làm vua thọ nhất triều Hậu Lê (thọ 69 tuổi). Ông lên ngôi tháng 5 năm Canh Thân (1740) và mất năm Bính Ngọ (1786), trị vì trong 46 năm. Trong ảnh là bìa sách Hoàng Lê nhất thống chí, tài liệu hé lộ nhiều điều về vua Lê Hiển Tông.